36 đặc sản Đăk Nông bạn nhất định không thể bỏ qua

Ch nc vao che ru cn

Du lịch Đăk Nông những năm gần đây được nhiều du khách biết đến nhờ địa điểm du lịch nổi tiếng hồ Tà Đùng được ví như là vịnh Hạ Long ở trên cạn. Đến du lịch Tà Đùng – Đăk Nông dù là tự túc hoặc là đi theo tour thì có 21 món ngon và đặc sản Đăk Nông mà bạn nhất định nên thử. Nếu bạn sắp có một chuyến du lịch tới đây nhất định phải thưởng thức thật nhiều những đặc sản Đắk Nông này nhé!

I. Món ngon và đặc sản Đăk Nông mà bạn nhất định nên thử khi đi du lịch Đăk Nông – Tà Đùng

1. Cá lăng sông Sêrêpôk

Trên dòng sông Sêrêpôk có rất nhiều cá lăng, thịt cá lăng rất dai và ngọt, đặc biệt là khi được chế biến thành các món nướng, om, hấp, xào tỏi hay nấu cháo đều rất tuyệt vời. Cá lăng được chế biến tươi sống nên càng ngon hơn. Nếu đến Đăk Nông mà chưa thử món cá lăng- đặc sản của Đăk Nông thì quả thật rất đáng tiếc.

22 món ngon và đặc sản Đăk Nông mà bạn nhất định nên thử
Cá lăng sông Sêrêpôk

2. Heo nướng của đồng bào

Heo đồng bào là món ăn đặc sản Đăk Nông mà bạn nên thưởng thức nếu không muốn tiếc nuối khi đến du lịch nơi đây. Được người dân nuôi kiểu chăn thả tự nhiên nên thịt heo rất chắc và ngon hơn hẳn những loại thịt heo khác. Heo có da mỏng hơn, thịt chắc và ít mỡ lại cực kỳ mềm và ngọt thịt. Thịt heo giữ được màu óng ả mặc dù để lâu là do được phết một hỗn hợp soda, nước cốt chanh và mạch nha rồi mới đem đi nướng.

Hai món phổ biến đó là heo rẫy nướng muối ớt ăn thịt ngọt hơn và heo rẫy nướng cao nguyên thì đậm đà gia vị hơn.

Heo nướng của đồng bào
Heo nướng của đồng bào

3. Cơm lam

Khi nhắc tới Tây Nguyên, cơm lam có lẽ là món đặc sản nổi tiếng nhất mà ai cũng biết. Cơm lam là sự kết hợp tuyệt vời bởi sự tinh túy từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của ống nứa nơi đầu ngàn. Khi ăn bạn chỉ cần bỏ lớp nứa bên ngoài ra, cắt thành từng khúc và chấm với muối vừng là đủ để cảm nhận hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn. Cơm lam – đặc sản Đăk Nông được rất nhiều du khách mua làm quà vì ngon, giá cả lại phải chăng đồng thời rất tiện lợi để đem về.

Cơm lam
Cơm lam

4. Gà nướng

Thịt gà – đặc sản Đăk Nông có vị thơm ngon rất đặc biệt bởi cách nuôi gà rất tự nhiên: tất cả đều được thả vườn, ăn côn trùng, cỏ non và lúa rẫy. Để gà nướng có hương vị đặc trưng thì không thể thiếu sả. Sả được giã lấy nước, càng nhiều nước sả thì thịt gà khi chín lại càng ngon, kẹp gà đã được tẩm ướp vào thanh tre, phết một lớp mật ong cho có màu đẹp và mùi thơm rồi quay đều trên bếp than. Khi gà chín, bỏ ra mẹt, xé chấm muối ớt, ăn cùng cơm lam và uống rượu cần thì thật là tuyệt vời.

Gà nướng
Gà nướng

5. Gỏi lá rừng

Món gỏi lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê nơi đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê đê phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, gỏi lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa.

Các loại lá rừng để nấu lẩu có thể kể đến như: lộc vừng ăn chát nhưng điều vị tốt, lá đinh lăng có tác dụng hoạt huyết, dai sức, sâm đất thì mát, giải nhiệt rất tốt; lá kim căng thì giúp ăn ngon ngủ tốt. Ngoài ra còn rất nhiều lá khác như hồng ngọc, diếp cá, rau sướng, mã đề, quế, húng, thuyền đất… cũng có nhiều tác dụng như giải độc, cân bằng cơ thể.

Vị cay nồng của lá cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao giờ quên được khi đã một lần thưởng thức “gỏi” lá rừng

Lẩu lá rừng
Lẩu lá rừng

Khi bạn dùng thử món ăn này bạn sẽ cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của các loại rau rừng đặc trưng nơi đây và không dễ gì tìm được ở các khu vực khác. Bởi thế lẩu lá rừng được coi là đặc sản Đắk Nông ngon mà ai cũng nên thử.

6. Cà đắng của người Ê Đê

Cà đắng có mặt trong rất nhiều món ăn của người đồng bào như cà đắng nấu với cá khô, cà đắng nấu ốc,… Khi dùng được đũa đầu tiên của món cà đắng, bạn sẽ thưởng thức được vị ngọt đằm thắm của cà hòa lẫn với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng. Có lẽ hiếm có nơi nào có được món ăn dân giã, chế biến đơn giản nhưng lại “cuốn hút lòng người” như món cà đắng và nó trở thành đặc sản Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Nếu đến Đắk Nông du lịch, bạn đừng quên nếm thử món cà đắng ở đây nhé. Bởi đây là món ăn rồi chỉ có ghiền và cũng là món ăn chứa đựng tình cảm của những con người nơi đây.

Cà đắng của người Ê Đê
Cà đắng của người Ê Đê

7. Rượu cần

Đến Tây Nguyên, du khách thường nhớ tới loại rượu đặc sản được ủ men trong các chóe, không qua chưng cất và khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre,/ trú đục thông lỗ để hút rượu. Rượu cần làm thứ đồ uống quý, thường được đồng bào dùng trong các dịp lễ tế thần linh, ngày hội làng và dành đãi khách. Rượu cần ở Đăk Nông chủ yếu được sản xuất tại các hợp tác xã và mang được hương vị đặc trưng riêng, đậm đà hơn và ngon hơn. Nếu bạn muốn mua đặc sản Đăk Nông là rượu cần thì có thể mua tại HTX Rượu cần Đăk Nia, ở thị trấn Gia Nghĩa, điện thoại 0901911479

Rượu cần
Rượu cần

8. Đọt mây lá bép

Rau rừng có rất nhiều loại nhưng ở Tà Đùng, rau rừng được yêu thích nhất là rau bép. Lúc đầu tưởng không có mùi vị gì nhưng khi luộc hay nấu, bạn sẽ thấy vị ngòn ngọt, giòn giòn, dù bị nấu quá lửa một chút thì cũng không bị nát. Rau bép có thể luộc, xào hay nấu canh đều rất ngon.

Đọt mây lá bép
Đọt mây lá bép

9. Canh thụt đọt mây

Được làm nên từ các loại rau rừng. Canh thụt đọt mây là một trong những món ăn đặc sản ở Đắk Nông cực kỳ nổi tiếng của ẩm thực Tây Nguyên.Hương vị của món canh thụt được làm nên nhờ các loại rau rừng, đây không phải là món ăn phổ biến thường ngày mà là món ăn chỉ dùng để đãi khách quý.

Có nhiều nguyên liệu được dùng để chế biến món canh này, bao gồm: lá bép (hay còn gọi là lá nhíp), đọt mây, cà đắng, ớt xiêm rừng, cá suối hoặc thịt động vật…. Đọt mây sau khi lấy từ rừng về thì bóc tách vỏ, chỉ lấy phần đọt non phía trên.Một nguyên liệu quan trọng của canh thụt là cá hoặc thịt động vật. Các loại cá nhỏ thường bắt được nơi khe suối, được làm sạch, sơ chế, nướng sơ làm giảm đi mùi tanh

Cách nấu canh là cho tất cả nguyên liệu được cho vào ống lồ ô tươi (cây tre lồ ô), bịt kín đầu. Ống lồ ô được để nghiêng trên bếp lửa và quay tròn ống cho canh chín đều. Nấu vừa chín tới, lấy đoạn dây mây có gai đâm thụt vào trong ống cho các nguyên liệu nhừ nát, hòa quyện vào nhau, nên được gọi là canh thụt đọt mây.

Khi thưởng thức món canh thụt này, thực khách sẽ cảm thấy mùi thơm của lá bép, vị cay của ớt, vị bùi, béo của đọt mây. Đặc biệt, khi ăn miếng đầu tiên, thực khách sẽ thấy có vị đắng của đọt mây tưởng như khó ăn, nhưng vị ngọt sẽ nhanh chóng lan tỏa, khiến muốn ăn thêm miếng nữa, và rồi đâm ghiền lúc nào không biết.

Canh thụt đọt mây
Canh thụt đọt mây

Khi thưởng thức, thực khách sẽ thấy mùi thơm của lá bép, vị bùi, béo của đọt mây, vị cay của ớt. Đây là món ăn rất tốt cho phụ nữ mới sinh, cho người già sức yếu và những em bé bị còi xương.

10. Cá kìm hồ Tà Đùng

Cá kìm ở hồ Tà Đùng, người dân chỉ thả lưới đánh bắt chứ không thể nuôi được. Việc đánh lưới bắt cá kìm tại đây diễn ra quanh năm. Khi đánh bắt được cá kìm người dân có thể bán cá tươi hoặc phơi khô ngay trên bè. Cá kìm khô có hai loại, một dạng để nguyên con phơi khô; còn loại kia thì được làm sạch, bỏ phần đầu và ruột, xẻ ra rồi phơi. Cá kìm hò Tà Đùng có chất thơm ngon, ngọt, cá kìm mang đến cảm giác đậm đà và dư vị khó bên cho bữa ăn. Món cá kìm khô thường được dân nhậu ưa thích bởi vị ngọt, bùi, béo khi chiên giòn, uống với bia rượu đều rất ngon. Hoặc có thể dùng cá kìm khô để trộn gỏi với xoài và đu đủ…

Cá kìm hồ Tà Đùng
Cá kìm hồ Tà Đùng

11. Canh tro vỏ chuối của người M’nông

Canh tro vỏ chuối nấu với đu đủ và măng chua là món ăn mang đậm nét ẩm thực của người M’nông trên vùng đất Tây Nguyên. Vỏ chuối chín phơi khô, sau đó lọc qua lớp màng vải hoặc các dụng cụ lọc tự chế để loại bỏ phần cặn của tro. Nước tro lấy được thường hơi ngả màu vàng nâu hoặc xam xám tùy theo lượng tro hòa vào nước. Đu đủ và măng chua bỏ từng lớp vào nồi, tiếp đó đổ nước tro vào, nấu lửa lớn cho nồi canh thật sôi và nêm thêm các gia vị, đặc biệt là muối ớt.

Canh tro vỏ chuối của người M’nông
Canh tro vỏ chuối của người M’nông

Đây là món ăn truyền thống của người dân M’nông – trở thành đặc sản Đăk Nông mà du khách thường nhắc đến khi có dịp đến vùng đất nơi này.

12. Món thịt giã của người Mạ

Thịt giã là món ăn khá đặc biệt của người Mạ ở Đăk Nông. Thịt ở đây chủ yếu là thịt gà và thịt heo. Cách chế biến khá đơn giản nhưng mất nhiều thời gian ở công đoạn nướng và giã thịt. Sau khi nướng thì xé nhỏ và dùng chày bằng tay để giã. Cứ một lớp thịt thì thêm một ít gừng. Phần thịt bên trong và gia vị hòa quyện vào nhau giúp món ăn có hương vị đậm đà đặc biệt. Thịt giữ được nguyên hương vị tự nhiên mà không bị nhạt và mất chất đi. Thịt giã vừa thơm, ngon và thích hợp khi ăn với cơm lam, cháo hay xôi nóng. Đây là một đặc sản Đăk Nông của người Mạ mà mọi người nhớ thử một lần cho biết nhé!

Món thịt giã của người Mạ
Món thịt giã của người Mạ

13. Cá trê nướng cuốn rau rừng của người Ê Đê và M’nông

Đồng bào Ê Đê hay M’nông nướng cá trê cùng với các loại gia vị tự nhiên ăn kèm với rau rừng là một trong những đặc sản Đăk Nông độc đáo, đậm đà, thơm lừng và kích thích vị giác cho bất cứ ai dù chỉ mới nghĩ về nó.

Cá trê nướng cuốn rau rừng của người Ê Đê và M’nông
Cá trê nướng cuốn rau rừng của người Ê Đê và M’nông

Công đoạn ướp cá rất quan trọng. Các loại gia vị như lá riềng, lá cóc rừng, sả cùng với các gia vị khác như muối, bột ngọt, ớt, củ nén,…được ướp vào trong bụng và các khe hở đã khứa trên mình cá. Sau khi nướng xong thì ăn kèm với các loại rau rừng tự nhiên như lá lốt, lá sung, lá đinh lăng, lá cốc non,…

Thịt cá trê nướng mềm, ngọt, ăn cùng với các loại lá rừng tạo nên hương vị đặc trưng riêng, đậm đà và ăn mãi không chán. Đây có lẽ là đặc sản Đăk Nông thu hút nhiều thực khách muốn thưởng thức mỗi khi có dịp đến đây.

14. Canh thụt người Mạ

Canh thụt là món ăn phổ biến của người M’Nông và người Mạ. Nguyên liệu gồm có rau nhíp, măng, thịt hoặc cá suối, ít con mối và vài con dế dũi. Tất cả nguyên liệu được cho vào ống lồ ô tươi, bịt kín đầu. Khi nấu, ống lồ ô phải để nghiêng trên lửa và quay tròn cho canh chín đều. Khi nấu vừa chín tới, người ta thường lấy đoạn dây mây có gai đâm vào trong ống cho các nguyên liệu nhừ nát, hòa quyện vào nhau. Khi đó, muối, ớt được bỏ vào, thụt đều, có thể thêm rau thơm rồi thưởng thức.

Canh thụt thường được nấu trong ống tre, nứa. Ảnh: Thu Hiền
Canh thụt thường được nấu trong ống tre, nứa. Ảnh: Thu Hiền

15. Gà xào măng chua

Theo người Mạ, gà xào cùng với măng chua mới đúng điệu. Măng thu hoạch về được bóc vỏ và thái lát mỏng, ngâm trong ché (chum) nước muối, đậy kín khoảng 2 tuần là có thể dùng được. Măng chua lấy từ trong ché đem vắt khô nước, sau đó cho vào nồi thịt gà đã ướp gia vị. Hai loại nguyên liệu được trộn đều rồi bắc lên bếp xào. Bí quyết riêng của người Mạ là đun lửa đều, để thịt, măng chín mà không bị cháy. Sau khi đun liu riu khoảng 30-45 phút, thịt gà chín mềm, măng chua toả mùi thơm. Trước khi ăn, họ thường rắc thêm ít tiêu rừng giã, để tăng thêm độ thơm ngon cho món ăn.

Gà xào măng chua
Gà xào măng chua

16. Muối kiến vàng

Muối kiến vàng là một trong những món ăn ưa thích được đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê sử dụng trong bữa ăn thường ngày. Cách chế biến cũng khá đơn giản với nguyên liệu chính là kiến vàng (một loại kiến sống bám từng tổ trên cây). Sau khi bắt kiến về để cả tổ ngâm vào nước nóng hoặc bỏ vào chảo rang cho kiến chết, vớt kiến ra để ráo rồi rang chung với muối hạt và ớt xiêm. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà cho ớt, muối nhiều hay ít. Khi muối khô và kiến đã chín thơm thì đổ vào cối giã cho đều, bỏ vào hộp dùng trong nhiều ngày…

Muối kiến vàng ở Đắk Nông (Ảnh – Mỹ Hằng, )
Muối kiến vàng ở Đắk Nông (Ảnh – Mỹ Hằng, )

17. Gỏi cà đắng cá khô

Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi.

Gỏi cà đắng cá cơm khô (Ảnh – long.ha.saigonese)
Gỏi cà đắng cá cơm khô (Ảnh – long.ha.saigonese)

18. Khâu nhục

Khâu nhục là món ăn truyền thống của dân tộc và luôn có mặt trong các mâm cỗ của gia đình, dòng họ của người Hoa ở Đắk Ru (Đắk R’lấp). Các bạn nếu thường đi đến một số tỉnh vùng Đông Bắc như Cao Bằng hay Lạng Sơn chắc sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy món ăn này.

Món khau nhục (Ảnh – Dung Vo)
Món khau nhục (Ảnh – Dung Vo)

19. Bánh cuốn Tày

Tại Đắk Nông, đồng bào Tày sinh sống ở hầu hết các huyện, thị xã, nhưng định cư nhiều nhất là ở Cư Jút và Krông Nô. Đồng bào Tày có nhiều món ăn ngon, chế biến cầu kỳ, song phổ biến nhất là món bánh cuốn. Trước đây, món bánh cuốn chủ yếu được các gia đình tự chế biến để thưởng thức trong những ngày nông nhàn hay những lúc mưa gió không thể lên nương, rẫy.

Bánh cuốn ở Cư Jút, Đắk Nông (Ảnh – Phát Lê)
Bánh cuốn ở Cư Jút, Đắk Nông (Ảnh – Phát Lê)

20. Bánh giầy

Bánh giầy là món ăn dân gian được làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có nhân bên trong. Loại bánh này thường được người Tày làm vào dịp lễ, tết, cúng mừng vụ lúa mới, lễ cưới hoặc là lúc có khách quý tới chơi nhà…

Bánh giầy trên mâm cúng thần linh sau một vụ mùa của người Tày (Ảnh – H’Mai)
Bánh giầy trên mâm cúng thần linh sau một vụ mùa của người Tày (Ảnh – H’Mai)

21. Pẻng Tải

Đây là một món ăn truyền thống của người Nùng, các loại “pẻng tải” đều được gói bằng lá chuối phơi khô, hấp trong khoảng 30 phút là chín. Sau khi hấp chín, người ta lấy tăm tre xâu bánh thành từng đôi, treo lên sào nứa nơi góc nhà thoáng mát, để được 3 – 5 ngày không hỏng mốc, ôi thiu. Bánh có vị ngọt thanh của đường, sự dẻo thơm của nếp và ngọt bùi của nhân đậu.

Pẻng Tải hay còn gọi là bánh gai của người Nùng (Ảnh – Son Nalee)
Pẻng Tải hay còn gọi là bánh gai của người Nùng (Ảnh – Son Nalee)

22. Thịt gác bếp

Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu mà trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Món ăn phần nào nói lên được phong tục và đời sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc. Với cách “xông khói” trên gác bếp đã làm cho những miếng thịt thơm ngon lạ lùng. Ngày nay, thịt gác bếp trở thành món ăn đặc biệt trong cộng đồng các dân tộc và cả du khách.

Phụ nữ Dao ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) dùng thịt hun khói chế biến thành các món ăn hằng ngày (Ảnh – H’Mai)
Phụ nữ Dao ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) dùng thịt hun khói chế biến thành các món ăn hằng ngày (Ảnh – H’Mai)

23.Cá bống Hồ Tây Đắk Mil

Hồ Tây có loại cá bống cơm sinh sôi nảy nở nhanh. Loại cá này thịt rất thơm, ngon, nổi tiếng nhất là món kho tộ. Cá được ướp kỹ gia vị, để một thời gian khoảng 30 đến 40 phút rồi cho vào nồi đất đun đến vừa cạn nước, gia vị quyện dính khiến con cá có màu hổ phách là được. Nhiều nhà hàng, quán cơm ở thị trấn Đắk Mil đều không thể không có món đặc trưng này.

24. Canh chua kiến vàng

Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. Người thưởng thức món canh chua kiến vàng nấu hoa “djam tang” sẽ có được ấn tượng khó phai. Vị chua đặc biệt của kiến vàng kích thích vị giác của người nếm. Vị béo ngậy của trứng kiến khiến món ăn càng trở nên lạ miệng, hấp dẫn. Mùi thơm của món ăn đưa hơi cùng vị ngon ngọt từ các nguyên liệu sạch dưới lòng sông Sêrêpốk càng trở nên thú vị.

Món canh chua đặc biệt của người Ê đê (Ảnh – H’Mai)
Món canh chua đặc biệt của người Ê đê (Ảnh – H’Mai)

25. Quả núc nác

Các món ăn làm từ quả núc nác không phải ai cũng ăn được, vì nó có vị hơi đắng và hăng. Những ngọn non được luộc chấm cùng nước cốt chanh, hay quả núc nác có thể chế biến làm món xào, luộc, nấu canh nhưng ngon nhất vẫn là món gỏi. Để có món ăn ngon chế biến từ núc nác, đồng bào thường chọn hái những quả non độ “bánh tẻ”, chưa già, có màu xanh nhạt.

Gỏi núc nác là món ăn yêu thích của đồng bào (Ảnh – Mỹ Hằng)
Gỏi núc nác là món ăn yêu thích của đồng bào (Ảnh – Mỹ Hằng)

II. Những đặc sản Đăk Nông mua về làm quà

26. Hạt mắc ca

Là một loại hạt du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, hạt mắc ca mang nhiều giá trị dinh dưỡng và thường được người dân mua về sử dụng trong những dịp Tết. Ở Đắk Nông, sản phẩm mắc ca nổi tiếng nhất được trồng ở Tuy Đức.

Hạt mắc ca
Hạt mắc ca

27. Nấm mối rừng

Nấm mối rừng
Nấm mối rừng

Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều người dân lại hăm hở lên nương rẫy tìm nấm mối về ăn và bán. Nấm mối có vị ngọt, khi chế biến thành món ăn thì thân nấm vừa giòn vừa dai, mũ nấm rất mềm.

28. Bơ sáp Đăk Nông

Đắk Nông nổi tiếng với bơ sáp và được xem là thương hiệu của vùng đất Tây Nguyên. Trái thường dài dạng như quả lê, quả đu đủ; vỏ trái mỏng thường trơn tru; khi chín có màu xanh, vàng xanh hay đỏ tím, đỏ sẫm tùy giống; vỏ hạt mỏng, mặt ngoài hạt trơn láng. Bơ là một trong những loại trái cây không chứa cholesterol mà lại có nhiều chất béo (hàm lượng chất béo rất cao 15-30%) tốt cho cơ thể con người. Mùa thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, Bơ sáp được trồng nhiều tại huyện Đắk Mil.

Bơ sáp Đăk Nông
Bơ sáp Đăk Nông

29. Cà phê Đăk Nông

Nổi tiếng nhất cà phê ở Đăk Nông là thương hiệu cà phê Đức Lập. Do thuận lợi về tự nhiên và kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế nên hạt cà phê ở đây có chất lượng ngon. Đến Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng thì du khách nên mua cà phê về làm quầ cho người thân và gia đình của mình nhé!

Cà phê Đăk Nông
Cà phê Đăk Nông

30. Rượu cần Bon Bu N’Drung

Năm 2018, nghề nấu rượu cần truyền thống được tỉnh Đắk Nông công nhận là nghề truyền thống. Những người đang sản xuất rượu cần trong bon Ting Wel Đơm, bon Bu Sóp và bon N’Jriêng, xã Đắk Nia đã liên kết thành tổ hợp tác nấu rượu cần truyền thống.

Để sản phẩm truyền thống tiếp cận thị trường, rượu cần đã được kiểm tra chất lượng. Kết quả cho thấy trong rượu không có độc tố methanol và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn, chất lượng đồ uống an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu.

Rượu cần Bon Bu N’Drung
Rượu cần Bon Bu N’Drung

31. Rượu cần M’Nông

Khi đến với vùng đất này, du khách có cơ hội thưởng thức món rượu cần của dân tộc M’Nông. Đây là dân tộc đông dân thứ hai, chỉ sau người Kinh tại Đắk Nông. Đối với họ, rượu cần là “thức uống của thần linh”, không thể thiếu khi đón khách quý hay trong các lễ hội và những dịp trọng đại. Văn hóa rượu cần còn hàm chứa tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình yêu và khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, no ấm của các dân tộc nơi đây.

Rượu cần là một nét văn hoá ẩm thực của đồng bào miền cao. Ảnh: Kim Bảo
Rượu cần là một nét văn hoá ẩm thực của đồng bào miền cao. Ảnh: Kim Bảo

Rượu được nấu bằng men, ủ từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như lá, rễ cây, vỏ cây rừng, gạo nếp cái hoa vàng, gạo lứt hay gạo địa phương. Được sản xuất theo quy trình lên men tự nhiên, rượu thường được ủ từ 2 đến 6 tháng để ngấm men hoàn toàn. Khi đó, rượu sẽ quánh lại như mật ong, có màu nâu vàng với hương vị riêng biệt.

32. Ổi Đăk Glong

Đắk Glong là địa phương có nhiều trang trại trồng cây ăn trái như cam, quýt, bơ, thanh long ruột đỏ, dưa, chuối… Những năm gần đây, nhiều người dân huyện Đắk Glong đã đưa giống ổi ứng dụng công nghệ cao vào trồng.

Đây là giống “ổi siêu sạch” với nhiều khâu chăm sóc cây được tiến hành một cách chặt chẽ đúng quy trình kỹ thuật, nhất là đảm bảo cách ly một cách tốt nhất với các loại thuốc như trừ sâu, bón lá… Khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng bao xốp và bao ni lông để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, côn trùng hại quả… Nhờ thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất Đắk Glong nên ổi phát triển tốt, trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và cho trái quanh năm.

Ổi Đăk Glong
Ổi Đăk Glong

33. Hạt tiêu Đăk N’rung

Hạt tiêu ở Đắk Nông được trồng nhiều ở xã Đắk N’rung, huyện Đắk Song cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 45 km, chất lượng cao và được xem là vựa tiêu Đắk Nông.

Hạt tiêu là gia vị khó thiếu trong bữa ăn hàng ngày, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống chứng táo bón, buồn nôn và bệnh viêm khớp mãn tính, diệt vi khuẩn ngăn ngừa một số bệnh ung thư và tim mạch. Hạt tiêu đen được dùng chữa cảm hàn do nó làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài và làm ấm bụng, tăng sức nóng ở trong. Còn tiêu sọ (tiêu trắng) chuyên trị tiêu chảy, thổ tả, có tác dụng sát vi khuẩn.

Hạt tiêu Đăk N’rung
Hạt tiêu Đăk N’rung

24. Khoai lang Tuy Đức

Nhiều năm nay, người tiêu dùng đã biết đến khoai lang Tuy Đức. Xuất xứ của sản phẩm này là từ những năm đầu mới thành lập tỉnh, người dân xã Đắk Búk So (huyện Đắk R’lấp nay thuộc địa bàn huyện Tuy Đức) đã đưa giống khoai lang Benzen có nguồn gốc từ Nhật Bản về trồng.

Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên khoai lang ở Tuy Đức đạt năng suất cao, mang hương vị đặc trưng riêng: thơm ngon, bùi, ngọt, hàm lượng tinh bột và dinh dưỡng cao; được người tiêu dùng ưa chuộng, nhiều doanh nghiệp thu mua để sản xuất ra các mặt hàng như bánh, mứt, kẹo… và xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Malaysia.

Khoai lang Tuy Đức
Khoai lang Tuy Đức

35. Sầu riêng Đăk Mil

Sầu riêng Đắk Nông có hương thơm, vị béo ngọt khiến cho ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi và ngon nhất vẫn là sầu riêng được trồng tại huyện Đắk Mil. Sầu riêng Đắk Mil được nhiều người biết đến với mệnh danh là “ông vua” của các loại cây ăn quả. Sầu riêng Đăk Mil đem lại năng suất cao, hương vị đậm đà, đặc trưng của vùng đất đỏ bazan.

Đối với các tín đồ của sầu riêng thì chỉ cần ngửi thôi cũng đã ghiền đến nhức nhối. Ở Đăk Nông, vùng đất Đak Mil rất màu mỡ, các loại cây phát triển cho trái rất sum xuê và đặc biệt là thơm ngon. Sầu riêng ở đây cũng nổi tiếng nhất ở Đăk Nông nên đến đây du lịch bạn nhớ mua sầu riêng để thưởng thức và mang về nhé!

Sầu riêng Đăk Mil
Sầu riêng Đăk Mil

36. Chè Gia Nghĩa

Chè Gia Nghĩa được biết đến là vùng trồng chè lớn nhất của tỉnh Đắk Nông – Tây Nguyên. Tây Nguyên nổi tiếng với cà phê nhưng chè cũng là một thứ nông sản đem lại nguồn lợi cao cho người dân nơi đây. Chè Gia Nghĩa không nổi tiếng như các thương hiệu chè trên nhưng nó cũng được cho là linh hồn của người Gia Nghĩa. Chè Gia Nghĩa được trồng trên đồi núi cao và sự chăm sóc đơn thuần của người dân bản nơi đây đã cho ra đời thương hiệu chè Gia Nghĩa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được xuất khẩu sang các nước lân cận.

Chè ở đồi chè Gia Nghĩa ngon mang hương vị đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nguyên. Khi đến du lịch nơi đây, du khách có thể mua đặc sản Đăk Nông này về làm quà cho người thân và gia đình của mình.

Chè Gia Nghĩa
Chè Gia Nghĩa

 

Trên đây là 36 món ngon và đặc sản Đăk Nông mà Thương có thể chia sẻ với mọi người. Đến Đăk Nông đi du lịch hoặc đi chơi thì mọi người nhớ thưởng thức nó thử nhé. Và nếu được thì mua về làm quà biếu tặng người thân và gia đình của mình nha. Mọi người cần hỗ trợ cung cấp thông tin gì thêm thì có thể liên hệ với Thương qua: