Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng

Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng

Cái gì quá thì cũng đều không tốt, và ở đây còn dẫn đến cả việc bị tử vong khi đặt niềm tin quá nhiều vào phương pháp của mình. Cô Zhanna Samsonova là 1 blogger người Nga khá nổi tiếng trên các mạng xã hội khi quảng bá hết mình về việc ăn kiêng bằng các loại hoa quả tươi đã tử vong. Nguyên nhân tử vong được ghi nhận là do suy dinh dưỡng, kiệt sức và mắc nhiều ổ nhiễm trùng trong cơ thể.

Cô này nổi tiếng trên Instagram với hơn 26 nghìn lượt theo dõi và đã có lần chia sẻ mình đã không uống nước trong vòng 6 năm. Nguồn nước cô sử dụng chỉ từ các dạng hoa quả hoặc nước dừa mà thôi. Theo như niềm tin của cô thì cơ thể chỉ xử lý được 10% nhu cầu mất nước thông qua việc uống nước thường, còn khi dùng hoa quả và nước dừa con số này lên tới 90% lận.

Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng
Tuy nhiên có vẻ việc ăn hoa quả tươi không phải là đủ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nên cô đã tử vong vào hồi giữa tháng 7 vừa qua khi đi đến Malaysia. Theo lời của người mẹ thì có thể cô đã gặp vấn đề về tiêu chảy và bị nhiễm trùng rồi mọi việc xấu dần đi từ đó. Tuy nhiên đó có thể chỉ là điểm cuối của việc tự siết chặt chế độ ăn kiêng của cô mà thôi. Ban đầu chế độ ăn kiêng của cô vẫn có các dạng cá, hạt và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên càng ngày chế độ càng khắc nghiệt khi chuyển sang hoàn toàn ăn hoa quả. Nhiều người bạn chia sẻ cô gầy đến mức được gọi là bộ xương di động và dù đã được gợi ý đi khám sức khỏe nhưng những lời gợi ý này đều bị cô từ chối.

Ngoài việc ăn uống chỉ bằng hoa quả tươi cô Samsonova còn thỉnh thoảng áp dụng chế độ dry fasting, là chế độ có thể gọi là tàn khốc nhất khi dừng cả việc ăn lẫn uống. Cô này lại rất tin vào chế độ này bởi cho rằng nhờ nó mà cô đã vượt qua được việc bị nhiễm covid-19 hồi đại dịch.

Việc ăn uống và sống như thế nào đó là quyền quyết định của mỗi người. Ăn kiêng có thể tốt cho cơ thể nhưng mọi thứ vẫn cần có chừng mực của nó. Để có thể sống vui khỏe thì việc cần nhất vẫn là ăn đủ chất và có tập luyện thể dục thể thao nhé anh em.

Vì sao bạn không thể ăn trái cây thay rau?

Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau cao hơn so với trái cây. Chúng giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số loại có tác dụng chữa bệnh. Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình. Ăn ít rau và hoa quả là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân của 19% số ca ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu cục bộ, 11% số trường hợp đột quỵ. Hơn 80% nguồn vitamin A và gần 100% nguồn vitamin C được cung cấp từ rau quả.

Giá trị của rau và hoa quả

Rau và hoa quả cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là vitamin C, chất khoáng và vi khoáng. Ngoài ra còn có các axit hữu cơ, xenluloza, các chất chống oxy hóa. Vì thế, chúng giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Ở các nước đang phát triển, hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có được cung cấp từ rau quả tươi dưới dạng caroten và gần 100% vitamin C cũng được cung cấp từ rau quả.

Nghiên cứu cho thấy rau ngót, rau đay, rau dền là những loại có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C, hàm lượng sắt, giàu các muối khoáng, vi khoáng. Đặc biệt, lượng protein trong các loại rau này cũng cao gấp 3 – 5 lần các loại rau khác.

Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình, kém rau ngót, rau đay nhưng được nhiều người ưa thích, sử dụng với số lượng lớn nên giá trị của nó không nhỏ.

Các loại rau gia vị như mùi, tía tô, húng, thìa là… có hàm lượng caroten cao và đồng đều hơn so với rau ăn và quả ngọt (cao nhất là tía tô, húng quế, ớt vàng). Đồng thời chúng giàu sắt. Rau gia vị được sử dụng tươi sống nên không bị tổn thất dinh dưỡng qua nấu nướng, BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết.

Các loại quả chín màu vàng, đỏ, cam như đu đủ, hồng, dưa hấu, cam, quít vàng có hàm lượng caroten khá cao và giàu sắt. Đặc biệt màng gấc tươi có hàm lượng caroten đặc biệt cao. Đây là một loại quả quý được nhiều người quan tâm nghiên cứu về khả năng phòng bệnh thiếu vitamin A, chống oxy hóa và ung thư.

Hoa quả không thể thay thế cho rau xanh

Rau là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau cao hơn so với trái cây.
Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng
Hiện nay, trong bữa ăn gia đình, hoa quả đã trở thành một thứ không thể thiếu. Một số người lo lắng rau xanh không đảm bảo về an toàn thực phẩm và cho rằng hàng ngày có thể bớt lượng rau ăn vào đi một chút hoặc không ăn rau cũng được nhưng trái cây nhất định phải có. Một số coi trái cây như một thức ăn thay thế rau xanh.

Theo BS Tiến, trái cây ngon và quý, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên dùng trái cây để thay thế hoàn toàn rau thì không phù hợp với khoa học dinh dưỡng. Tác dụng của rau là cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh như hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt…). Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau cao hơn so với trái cây.

Các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong hoa quả giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ 3 nhóm thức ăn cơ bản (đạm, đường, béo). Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật thì hiệu suất hấp thụ protein trên đường tiêu hóa chỉ là 70%. Trong khi nếu ăn thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt 90%.

Như vậy, rau đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ vì hàm lượng chất xơ nhiều hơn trong hoa quả. Vì vậy không thể dùng trái cây để thay thế rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Mỗi người nên sử dụng đủ rau và quả chín quanh năm với lượng trung bình là 400g/người/ngày.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn thuần chay

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn thuần chay

Hiện nay, rất nhiều người đang thực hiện chế độ ăn chay vì những lý do như tín ngưỡng hay lý do về sức khỏe hoặc một số người lại ăn chay với mong muốn giảm cân. Do đó, chế độ ăn chay của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích ăn chay.

Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng
Người ăn thuần chay chỉ ăn thực phẩm từ thực vật, không ăn thịt động vật và chế phẩm từ động vật

Một số đối tượng thực hiện ăn chay với nguyên tắc ăn các loại thịt như thịt cá, thịt gà hay các chế phẩm từ động vật bao gồm trứng, sữa, bơ, phô mai và đồng thời kiêng một số loại động vật 4 chân như thịt bò, thịt lợn,… Nhóm ăn chay này thường ít gặp phải tình trạng thiếu hụt vi chất.

Đối với những đối tượng ăn thuần chay hay còn gọi là những người ăn chay trường, họ chỉ ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, không ăn những thực phẩm từ động vật và cả những chế phẩm từ động vật. Những người áp dụng chế độ ăn thuần chay sẽ tiêu thụ ít chất béo và tránh được tình trạng béo phì, rối loạn mỡ máu hay những vấn đề về tim mạch,… và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng
Thiếu canxi khi ăn thuần chay

Tuy nhiên, nhóm người ăn thuần chay lại phải đối mặt với một vấn đề khác đó là thiếu hụt một số dưỡng chất từ động vật, đặc biệt là các loại vi chất. Để tránh tình trạng thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn thuần chay, bạn cần bổ sung đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn, đặc biệt lưu ý đến vấn đề bổ sung một số vi chất như vitamin B12, sắt, iodine, vitamin D3, Canxi, creatine,…

Dấu hiệu nhận biết về tình trạng thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn thuần chay

Những người áp dụng chế độ ăn thuần chay thường bị thiếu hụt vitamin B12, sắt, canxi, vitamin D3,… Dưới đây là tình trạng thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn thuần chay và những cách bổ sung hiệu quả:

Vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối trong quá trình hình thành và phát triển tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu hồng cầu. Vitamin B12 có nhiều trong các loại thịt động vật và một số chế phẩm từ động vật như bơ, trứng, sữa,… Vì thế, với những người ăn chay trường thì rất dễ bị thiếu hụt loại vi chất này.

Khi bị thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, tê bì chân tay, ăn không ngon miệng, táo bón, giảm cân, trí nhớ kém,… Mức độ của triệu chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào mức độ và thời gian thiếu hụt vitamin B12.

Để hạn chế tình trạng thiếu hụt vitamin B12, những người ăn chay cần bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin B12 và các vitamin nhóm B khác.

Omega 3

Omega 3 rất tốt đối với sức khỏe của hệ tim mạch, não bộ và rất nhiều hoạt động khác trong cơ thể. Khi thiếu Omega 3, cơ thể có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: Da khô ráp, kém mịn màng, mắc phải một số vấn đề tim mạch, luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, đau nhức xương khớp, thường xuyên cảm thấy đói,…

Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng
Da khô ráp khi thiếu omega 3

Để bổ sung đủ lượng omega 3 cần thiết cho cơ thể, bạn nên lựa chọn một số thực phẩm sau: Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, các loại nước trái cây, ngũ cốc, các loại dầu thực vật.

Iodin

Đây là chất rất quan trọng trong việc chuyển hóa và tạo ra các loại hormone tuyến giáp, từ đó giúp cho mọi hoạt động trong cơ thể luôn ổn định.

Iodine cần thiết quá trình chuyển hóa và tạo ra các hormon tuyến giáp. Đảm bảo các chuyển hóa và các hoạt động của cơ thể ổn định. Một người trưởng thành sẽ cần 150 microgam mỗi ngày.

Một số biểu hiện khi bị thiếu iodine là mắc phải các bệnh lý về tuyến giáp, cơ thể mệt mỏi, chậm chạp, nhịp tim chậm,… Tình trạng thiếu hụt càng nhiều và trong khoảng thời gian dài thì những biểu hiện sẽ càng nghiêm trọng.

Những người ăn chay nên bổ sung iodine từ sữa đậu nành, muối iodin, tảo biển, khoai tây, quả mận, việt quất,…

Người chuyên quảng bá chế độ ăn kiêng hoàn toàn bằng hoa quả đã tử vong vì suy dinh dưỡng
Thiếu sắt dẫn tới đau đầu, chóng mặt

Sắt

Sắt có nhiều trong các loại thịt động vật, do đó những người kiêng thịt động vật sẽ có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Khi bị thiếu hụt sắt, người ăn chay có thể xuất hiện một số biểu hiện sau: Da xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, giảm khả năng tập trung, có nguy cơ cao bị nhiễm trùng,… Để kiểm tra chính xác tình trạng thiếu sắt, bạn cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sắt huyết thanh tại các cơ sở y tế.

Để tránh tình trạng thiếu sắt khi ăn chay, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại hạt, hoa quả sấy, các loại đậu, các loại ngũ cốc,…

Vitamin D3

Vitamin D3 rất quan trọng để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, phòng ngừa các bệnh về xương, nhất là tình trạng loãng xương. Người ăn chay có thể bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời và một số loại ngũ cốc.

Canxi

Khi thiếu canxi, người ăn chay sẽ có một số biểu hiện như tê bì tay chân, rối loạn nhịp tim, loãng xương và gặp phải một số vấn đề về xương khớp.

Để bổ sung canxi, người ăn chay nên lựa chọn một số thực phẩm phư cải bắp, cải xoăn, các loại đậu, mù tạt,… hoặc có thể lựa chọn bổ sung canxi bằng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.