Gia Lai không chỉ nổi tiếng với những hương vị cà phê những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc, tiếng cồng chiêng mà nơi đây còn có một loại gia vị mà nhắc đến những người con Tây Nguyên đều nhung nhớ về quê hương của mình đó là muối kiến lá é. Tại sao loại muối này lại đặc trưng cho hương vị Tây Nguyên? Hãy cùng BomotnangKrongpa khám phá và lý giải trong bài viết dưới đây nhé!
Muối kiến lá é, hương vị độc đáo của vùng đất Krông Pa Gia Lai
Bất cứ ai sinh ra ở vùng đất Tây Nguyên đều sẽ không còn xa lạ với hương vị đặc trưng của muối kiến lá é mà không phải nơi nào cũng có được. Nhắc đến lá é không phải ai trên quê hương Việt Nam đều biết đây là loại rau như thế nào nhưng với người Tây Nguyên thì đây là hương vị quê hương được dùng để nấu những món canh chua trong những bữa cơm ấm cúng gia đình của người Tây Nguyên.
Nếu bạn chưa biết É là loại cây như thế nào thì hãy cùng nhau tìm hiểu nhé! É là loài cây thân phân nhánh tạo thành bụi có thân vuông và sống theo năm. Nếu ở những vùng đất khô cằn thì É thường sống theo mùa và thường phát triển nhất vào mùa mưa tháng 3, tháng 4 âm lịch ở Tây Nguyên. Lá é trông khá giống với cây húng quế mà nhiều người biết đến nhưng khác nhau ở chỗ é có nhiều xành là lá và hoa é có lông bao phủ.
Lá é được người Tây Nguyên sử dụng là loại rau gia vị được yêu thích ở Tây Nguyên. Lá é thơm và kích thích vị giác, hợp với khẩu vị của người miền trung. Trước đây lá é được cung tiến cho vua thưởng thức và có tên gọi là Tiến thực.
Lá é có hương vị đậm hơn so với húng quế và bên trong cây có chứa hàm lượng tinh dầu cao nên dễ lan tỏa mùi hương đặc biệt khi é ra hoa. Bởi mùi hương đặc trưng và khá được yêu thích nên lá é còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu. Nếu được trồng ở những vùng đất khô cằn và nhiều nắng thì lá é thường có vị đậm đà và mùi hương cùng mạnh hơn ở những vùng đất khác,
Lá é thường được thêm vào những món canh chua của người Tây Nguyên nên nhắc đến lá é người ta thường nghĩ đến những bữa cơm gia đình giản dị nhưng lại luôn khiến những người con Tây Nguyên nhung nhớ mỗi khi xa nhà. Ngoài ra, lá é còn được sử dụng như một bài thuốc dân gian để chữa những bệnh thường gặp như đau đầu, đau bụng hay cảm, sốt…
Lá é còn là nguyên liệu rất quan trọng trong món gia vị đặc trưng, đặc sản và nổi tiếng của người Tây Nguyên đó là muối kiến lá é. Muối lá é được sử dụng cho rất nhiều món ăn đặc sản của Tây Nguyên như là gà nướng, thịt vịt, bò một nắng… Một lần đến Tây Nguyên và được thưởng thức hương vị muối kiến lá é độc đáo được làm từ kiến, là é và muối chắc chắn khách du lịch sẽ không thể nào quên được về sự lạ và hương vị không lẫn vào đâu được của loại muối này.
Đối với những người con Tây Nguyên xa xứ thì muối kiến lá é là món gia vị mà người ta thường nhớ đến khi thưởng thức những món ăn và ước ao được nếm hương vị quê hương trên vùng đất mình đang sinh sống. Muối kiến lá é nhìn có vẻ khiến nhiều người e dè bởi được tạo ra bằng hương vị của kiến. Những con kiến vàng cùng với những nhánh lá é với muối tạo nên hương vị cay nồng lẫn với vị chua của kiến thêm một chút ớt xiêm xanh sẽ khiến bất cứ món ăn Tây Nguyên nào cũng hấp dẫn hơn, đậm đà hương vị của vùng đất cao nguyên Việt Nam.
Muối kiến lá é là món gia vị gợi nhớ về quê hương miền Trung Tây Nguyên, đối với những người xa quê hương hay những ai chưa một lần được thưởng thức món gia vị độc đáo này thì đây chắc chắn là món quà tuyệt vời mà Tây Nguyên ban tặng.
Muối kiến vàng là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Gia Lai, và nổi tiếng nhất phải kết đến vùng đất Ayunpa, Krongpa.
Đây là 2 huyện nằm về phía Đông của tỉnh Gia Lai. Có độ cao thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Nơi đây nắng gió quanh năm. Người dân tộc bản địa từ xa xưa ở đây chủ yếu là người J’rai. Và thức chấm tên muối kiến vàng cũng bắt nguồn bởi sự sáng tạo của người J’rai nơi đây.
Muối kiến vàng thường được người bản địa dùng làm thức chấm cho các món nướng, và đặc biệt là món bò một nắng, heo một nắng. Các bạn đã một lần nếm thử chắc chắn sẽ cảm nhận được độ ngon và vị khác lạ hoàn toàn so với các loại thức chấm khác.
Đây là món ăn mà muốn khai thác được con người ta phải cực khổ len lỏi vào những khu rừng sâu thẳm để bắt được những tổ kiến to. Khi bắt họ mang theo những bộ trang phục đặc chủng để không bị kiến cắn và phải trèo trên những cành cây cao để chặt được những tổ kiến vàng ngon và nhiều trứng, sau đó đặt những tổ kiến này vào trong nồi đốt lửa nhẹ cho kiến vàng chết để lấy kiến, cho kiến vào trong chảo và sao cho kiến khô nhẹ hơn rồi cho vào cối, bỏ thêm ớt, muối và bột ngọt, giã ra
Muối Kiến vàng có thể ăn không hoặc với cơm trắng, rau luộc, thit luộc, thịt bò….. và đặc biệt đó là Bò, Nai một nắng. Vị cay của ớt, mặn của của muối, và đặc biệt chua thanh thanh của kiến sẽ làm món ăn chúng ta thêm ngon hơn, đỡ ngán hơn rất nhiều….
Muối kiến vàng mang hương vị đặc trưng riêng vô cùng lạ miệng và hấp dẫn. Trưa hè nóng nực, ăn tô canh rau tập tàn có thêm chút muối kiến vàng có vị chua chua khác lạ của kiến, vị mặn của muối và vị cay của ớt thì còn gì bằng. Ngoài ra muối kiến vàng còn là bạn của cóc xanh, xoài sống, ổi tươi …
Muối kiến còn dùng để ăn với cơm nóng, thịt luộc, thịt nướng…và đậm đà nhất là dùng với bò một nắng. Muối kiến vàng ăn có mùi rất đặc trưng hơi chua chua, nồng nồng, béo béo, ngòn ngọt cay cay của kiến vàng rất bắt mồi với các món nướng.
Cách làm muối kiến lá é
Thành phần
- Muối
- Lá é
- Ớt rừng
- Kiến vàng
Và một số gia vị tự nhiên khác…
Mô tả
- É là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi có thân vuông. Tuy nhiên ở vùng đất khô cằn KrôngPa thì cây lá é thường sống theo mùa, lá é mọc nhiều nhất vào đầu mùa mưa tháng 3, tháng 4 Âm lịch.
- Về hình thái, lá é giống như cây é quế (cây húng quế ), chỉ khác phía trên có nhiều cành, lá và hoa đều có lông.
- Lá é được dùng như loại rau gia vị trong ẩm thực, rất thơm và có cái chất gì đó quyến rũ đối với khẩu vị người ăn nên ngày xưa được tiến vua, vậy nên lá é còn có tên gọi khác là Tiến thực.
Thành phần hóa học
- Hạt chứa khoảng 5% nước, 3-4% chất vô cơ và chất nhầy. Thủy phân chất nhầy sẽ được galacturonic, arabinoza, galactoza.
- Toàn thân chứa 2,5 đến 3,5% tinh dầu tươi. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỉ lệ 56%, ngoài ra còn khoảng hơn 20 chất khác.
Công dụng
- Lá é có mùi đậm hơn é đỏ (húng quế) vì chứa hàm lượng tinh dầu cao, đặc biệt khi ra hoa, mùi thơm càng lan tỏa nên lá é cũng được dùng để sản xuất tinh dầu.
- Cây lá é trồng ở những vùng đất pha cát ở miền Trung, Tây Nguyên nhiều nắng và cằn cỗi thường cho vị đậm và thơm hơn, so với é ở những vùng khác.
- Nguyên liệu này không những được dùng để gợi mùi thơm đặc biệt với vị cay nhẹ trong món canh chua của người miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà còn được người dân vùng đất này xem như bài thuốc dân gian chữa đau bụng, cảm sốt, đau đầu…
- Riêng với vùng đất nắng gió Krông Pa, Gia Lai, lá é được dùng làm gia vị nêm nếm cho nhiều món ăn như canh dưa non, canh cà, canh lá mì…vì mùi thơm đặc biệt của nó mang lại. Ngoài ra muối lá é còn được dùng làm món chấm cho nhiều món thịt gà, thịt vịt và đặc biệt là chấm với Bò Một Nắng – Đặc sản nơi đây.
Cách bảo quản
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Hướng dẫn sử dụng
- Làm món chấm trực tiếp chứ ta không cần chế biến gì thêm.
- Giã thêm ớt, muối cho người thích ăn cay.
- Có thể làm món chấm các món thịt gà, thịt vịt, hoặc các món nướng khác.
Giải đáp thắc mắc về muối kiến lá é
1. Muối kiến lá é có gì đặc biệt?
Có lẽ điều làm nên sự khác biệt của muối kiến lá é so với muối kiến vàng đó chính là lá é. Có lá é khiến muối có vị thơm và dễ ăn hơn so với muối kiến vàng (tùy cảm nhận từng người).
2. Muối kiến lá é để được bao lâu?
Muối kiến lá é là muối kiến được giã thêm lá é tươi nên cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian sử dụng 3 tháng.
3. Để muối lá é ở ngoài có được không?
Được và chỉ nên để muối kiến lá é ở ngoài khoảng 1 tuần, trên 1 tuần thì nên để trong ngăn mát tủ lạnh.
4. Muối kiến có cay lắm không?
Muối kiến được làm cho đại đa số khách hàng nên muối làm sẽ không cay mấy, nếu muốn ăn cay Quý khách có thể giã thêm ớt.
Cây lá é trồng ở những vùng đất pha cát ở miền Trung, Tây Nguyên nhiều nắng và cằn cỗi thường cho vị đậm và thơm hơn, so với é ở những vùng khác.
Nguyên liệu này không những được dùng để gợi mùi thơm đặc biệt với vị cay nhẹ trong món canh chua của người miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà còn được người dân vùng đất này xem như bài thuốc dân gian chữa đau bụng, cảm sốt, đau đầu…
Riêng với vùng đất nắng gió Krông Pa, Gia Lai, lá é được dùng làm gia vị nêm nếm cho nhiều món ăn như canh dưa non, canh cà, canh lá mì…vì mùi thơm đặc biệt của nó mang lại. Ngoài ra muối lá é còn được dùng làm món chấm cho nhiều món thịt gà, thịt vịt và đặc biệt là chấm với Bò Một Nắng – Đặc sản nơi đây.
Kết luận
Giữa cuộc sống Sài Gòn bộn bề, thật khó để tìm được một bữa ăn với hương vị đậm chất quê hương như thế này.
Hiểu được nỗi lòng của những người con xa xứ, Chúng tôi đã chế biến và cung cấp một món chấm mang tên MUỐI KIẾN LÁ É. Những con kiến vàng béo mộng, cùng với nhánh lá é để cho ra một hương vị cay nồng đặc trưng lẫn ít vị chua chua của kiến. Bò một nắng, mang chút dư vị đồi núi, hòa cùng hương thơm nồng của muối kiến lá é và vị cay dịu của ớt xiêm xanh. Sự kết hợp này đã làm món ăn trở nên hấp dẫn, sự gợi nhớ những tình cảm quê hương Miền Trung Tây Nguyên giàu sản vật, dành tặng những ai xa quê có thể bồi hồi tìm về hương vị xưa mỗi lần thưởng thức.