Metaverse là gì? Tại sao Facebook Inc lại đổi tên thành Meta?

Metaverse là gì?

Facebook đã đổi tên thành Meta, và họ công bố về ước mơ xây dựng metaverse trong 10 năm tới như một thế giới ảo mới hoàn toàn. Vậy metaverse là gì? Nó có ảnh hưởng đến chúng ta ra sao?

Metaverse bắt đầu từ khoa học viễn tưởng?

Đúng, khái niệm metaverse được sử dụng vào năm 1992 bởi Neal Stephenson trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash của mình. Metaverse trong tác phẩm này là một thế giới ảo 3D, trong đó có nhiều avatar đại diện cho mỗi con người thật. Nhiều bộ phim và cuốn sách khoa học viễn tưởng cũng được viết nên dựa trên cùng một khái niệm như trên. Thật ra trước Snow Crash cũng có một số sách dùng chữ metaverse nhưng quyển này thường được dùng làm điểu tham chiếu.

Và nếu bạn đã từng xem phim hay đọc sách Ready Player One, thì metaverse chính xác là như thế.

Snow Crash hay Ready Player One đều đặt bối cảnh của tương lai xa, nơi mà thế giới con người phụ thuộc vào những tập đoàn lớn và có nhiều mặt tiêu cực. Nhưng cũng không thể chối bỏ rằng những thế giới ảo 3D này nhìn cũng rất hấp dẫn, và nó là nơi mà người ta sẽ chui vô để chạy trốn khỏi một hiện thực tồi tệ.

ready_player_one.jpg

Vậy còn metaverse thực tế thì như thế nào?

Hiện không có định nghĩa chung nào được chấp thuật khi chúng ta nói về metaverse, vì cơ bản là chưa có sản phẩm nào tương tự tồn tại và ở quy mô đủ lớn để có thể trở thành một thế giới 3D đúng nghĩa. Nhưng nếu chúng ta lấy lời của Matthew Ball, một nhà đầu tư mạo hiểm, tác giả cuốn sách Metaverse Primer, thì:

“Metaverse là một mạng lưới lớn của những hình ảnh 3D được dựng nên theo thời gian thực, cùng với đó là việc giả lập lại danh tính của người, các vật thể, lịch sử, thanh toán, cũng như trật tự xã hội. Không gian này có thể được trải nghiệm bởi không giới hạn số người dùng, mỗi người có một ý thức riêng về sự tồn tại của mình”.

Còn theo định nghĩa của Facebook: “Metaverse là một tập hợp các không gian ảo, nơi bạn có thể sáng tạo và khám phá cùng với những người khác vốn không ở chung chỗ vật lý với bạn”.

facebook-horizon.jpeg

Raph Koster, một nhà thiết kế game,, thì có định nghĩa khác và phân biệt rõ ràng giữa “thế giới online”, “multiverses” và “metaverses”. Với Koster, thế giới online là những không gian ảo, từ những môi trường 3D cho đến những dòng chữ, và chỉ tập trung vào một chủ đề duy nhất. Multiverse là nhiều thế giới cùng kết nới với nhau trong một mạng lưới, có thể chia sẻ hoặc không những chủ đề và quy định. Thế giới ảo OASIS trong Ready Player One có thể xem là multiverses. Còn metaverse là “một multiverse hoạt động như một thế giới thực”, tích hợp những thứ như AR, VR, và có cả những app như Google Maps riêng.

Những định nghĩa nói trên có thể xung đột lẫn nhau, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Hiện tại, thế giới công nghệ đang nói về “metaverse” như là một nền tảng kĩ thuật số với những tính năng như sau:

  • Tích hợp tính năng của các dịch vụ web, hoặc của những hoạt động giống như ngoài đời thực
  • Hình ảnh của môi trường được dựng nên bởi đồ họa 3D máy tính
  • Mỗi người có một avatar đại diện riêng, cá nhân hóa
  • Nhiều phương thức tương tác giữa người với người, các phương thức này không cạnh tranh và định hướng như game
  • Hỗ trợ người dùng tự tạo ra những vật phẩm, những không gian ảo của riêng mình
  • Kết nối với nền kinh tế bên ngoài để mọi người có thể kiếm lời từ các vật phẩm ảo
  • Sẽ được sử dụng bởi những bộ kính AR, VR

meta.10.jpg

Mỗi mảnh ghép trên là một phần trong metaverse. Như lời của Fafcebook thì “metaverse không phải là một sản phẩm duy nhất mà một công ty có thể xây dựng. Giống như Internet, metaverse sẽ xuất hiện dù có Facebook hay không.”

Nhưng cũng có thể dùng metaverse để chỉ một nền tảng có đủ những tính năng trên. Trước đây chúng ta từng có Second Life, một ứng dụng mạng xã hội ảo không phải là game, trong đó bạn có thể đi lại, nói chuyện với nhiều người khác nhau, và người ta cũng xem nó là metaverse (hình dưới). Epic Games thì mô tả trải nghiệm chơi Fornite là metaverse vì nó là không gian 3D trộn giữa game và non-game. CEO David Baszucki của Roblox thì nói rằng “nhiều người đang nói cái mà chúng tôi đang làm là Metaverse”. Minecraft của Microsoft cũng có thể xem là metaverse.

[​IMG]

Lý do đơn giản, vì từ này nghe tương lai hơn rất nhiều so với từ “Internet”, nó sẽ khiến cho giới truyền thông quan tâm hơn, cũng như những nhà đầu tư cảm thấy hào hứng và dễ gọi vốn hơn.

Cũng có người nói rằng metaverse sẽ giúp các công ty né những định kiến tiêu cực về Internet và đưa nó vào một bổi cảnh khác hơn, mới mẻ hơn, cũng như né những quy định, luật đang áp dụng cho Internet và những dịch vụ liên quan như web, app.

Trước cả Second Life, thế giới đã có những dịch vụ như CyberTown tạo ra những không gian 3D ảo. Thậm chí những năm 1970 còn có những không gian ảo mà không có 3D, chỉ toàn là chữ.

Một trong những lý do mà metaverse nổi lên được là do công nghệ đã thay đổi rất nhiều. Thời 2003, Internet chỉ mới bắt đầu bùng nổ, máy tính thì yếu và chúng ta không có những công nghệ như AR, VR với mức độ tiếp cận rộng rãi. Giờ thì mọi thứ đã khác, người ta có thể xây dựng những hình ảnh 3D phức tạp, chi tiết, cực kì giống thực. Thiết bị VR, AR đã rẻ hơn, phổ cập hơn và Internet thì có khắp nơi để kết nối mọi người.

Metaverse có thể sẽ được sở hữu bởi 1 công ty, nhưng nếu bạn lo ngại điều đó thì cũng có những công nghệ cho phép xây dựng metaverse để tạo ra những mạng lưới phân tán. Blockchain, NFT, tiền mã hóa… là một trong số những thứ giúp cho điều đó trở thành hiện thực.

Và cũng có thể đại dịch COVID-19 là chất xúc tác, khi mà người ta đã phải xa nhau trong hơn một năm thì nhu cầu kết nối cũng tăng lên.

roblox.jpg

Nhiều người cũng nói NFT là một phần của metaverse, thực ra cũng đúng. Nói một cách đơn giản thì NFT cho phép bạn xác nhận một vật phẩm ảo nào, nên nó có thể được chuyển từ nền tảng metaverse A sang một metaverse B. Nhiều nhà thiết kết NFT đang bán những thứ như hình họa 2D, nhưng không khó để tưởng tượng rằng một ngày nào đó NFT sẽ được dùng trong metaverse, ví dụ như công ty Polygonal Mind đang xây dựng một hệ thống gọi là CryptoAvatar và người dùng có thể mua những avatar 3D để dùng trong nhiều thế giới ảo khác nhau.

Thực ra việc định danh người dùng là quan trọng trong thế giới metaverse, và chuyện có một avatar duy nhất giữa nhiều thế giới không phải là chuyện đơn giản. Từ góc nhìn của người dùng thì không sao, nhưng để developer có thể triển khai nó là chuyện khó. Có những dịch vụ avatar trung gian, nhưng công ty nào cũng có xu hướng muốn sử dụng công nghệ của riêng mình. Hay là sao chép avatar giữa các metaverse? Vậy thì khi một chỗ có update thì những chỗ khác sẽ cập nhật theo ra sao? Đây sẽ là một câu hỏi đáng quan tâm khi metaverse trổ nên phổ biến.

Không, mà ngược lại, metaverse vận hành trên nền tảng của Internet. Trước đây những gì chúng ta có thể truy cập là 2D, mọi thứ trên một màn hình. Còn giờ thì bạn có thể bước vào thế giới 3D. Bạn có thể xem metaverse như một không gian ảo, một căn nhà ảo, một thế giới ảo, trong đó bạn vẫn có thể xem Netflix, có thể chơi game Fornite cùng bạn bè, hay ngồi xuống đọc một quyển sách ảo nhờ kính VR chẳng hạn. Bạn cũng có thể đi làm ở một công ty ảo trong đó, mời đồng nghiệp ngồi xuống họp như ngoài đời trong khi thực ra các bạn vẫn đang ở cách xa nhau.

Một điều quan trọng trong metaverse đó là bạn cảm nhận được sự tồn tại của mình trong thế giới đó, và bạn có thể tương tác với mọi người, với các món đồ thay vì chỉ nhìn qua một màn hình. Bạn cũng sẽ cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể hay của những người khác. Rõ ràng cái này vui và hấp dẫn hơn việc chỉ nhìn vào một loạt hình thumbnai khi ngồi họp Zoom rồi.

Liệu có thể metaverse sẽ trở thành nơi quảng cáo hay không? Có thể, vì quảng cáo dù ở thời nào cũng tồn tại cả, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chỗ nào có người dùng, thì chỗ đó sẽ có quảng cáo. Dù các công ty có nói gì đi nữa thì họ cũng sẽ phải đưa quảng cáo vào thôi. Đó là một nhu cầu có thật.

Đây là vũ trụ ảo của Facebook
Đây là vũ trụ ảo của Facebook

Video mô tả ý nghĩa của Metaverse mà chúng ta sẽ được trải nghiệm sắp tới ở Facebook. Mark mô tả nó như một hành tinh mới do chính chúng ta và bạn bè tạo ra. Bạn có thể tham gia một buổi concert hoà nhạc do bạn của mình tổ chức trên chính hành tinh ảo này

Tại đây bạn có thể làm mọi thứ trong thế giới với nhân vật mình tạo ra và kết nối nó với bạn bè của mình
Tại đây bạn có thể làm mọi thứ trong thế giới với nhân vật mình tạo ra và kết nối nó với bạn bè của mình

Không gian của thế giới ảo do chính chúng ta tạo ra.

Bạn thậm chí có thể chơi game, chơi cờ vua, lướt sóng với bạn bè của mình trong Metaverse này.
Bạn thậm chí có thể chơi game, chơi cờ vua, lướt sóng với bạn bè của mình trong Metaverse này.
Chúng ta có thể là bất cứ ai và bất cứ đâu chúng ta muốn. Metaverse của Facebook cho phép ứng dụng vào mọi khía cạnh tận dụng thông tin của cuộc trong cuộc sống thực.
Chúng ta có thể là bất cứ ai và bất cứ đâu chúng ta muốn. Metaverse của Facebook cho phép ứng dụng vào mọi khía cạnh tận dụng thông tin của cuộc trong cuộc sống thực
Chẳng hạn bạn sẽ học được cách sử dụng động cơ, tra lắp thiết bị chính xác, học hỏi các thiết bị y tế trong một cuộc phẫu thuật,… tất cả đều diễn ra thông qua VR trong Horizon mà Facebook triển khai sắp tới trong Metaverse của họ.
Chẳng hạn bạn sẽ học được cách sử dụng động cơ, tra lắp thiết bị chính xác, học hỏi các thiết bị y tế trong một cuộc phẫu thuật,… tất cả đều diễn ra thông qua VR trong Horizon mà Facebook triển khai sắp tới trong Metaverse của họ.

Tại sao Facebook đổi tên công ty thành Meta?

Trên trang Facebook cá nhân của mình, Mark đã viết một bức thư dài để chia sẻ về việc này, trong đó có đoạn: “Tôi đã từng học văn học cổ điển, và “meta” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vượt lên trên”. Đối với tôi, nó có nghĩa rằng sẽ luôn có nhiều thứ để xây dựng và luôn có một chương tiếp theo mỗi câu chuyện. Với chúng tôi, đó là một câu chuyện bắt đầu trong căn phòng ký túc xá và lớn dần, vượt lên trên bất cứ điều gì có thể tưởng tượng; trở thành một nhóm ứng dụng mà mọi người sử dụng để kết nối với nhau, tìm tiếng nói của họ và bắt đầu kinh doanh, tạo dựng cộng đồng cùng các phong trào có thể thay đổi thế giới.”

Trong một thông báo khác, anh cũng cho biết anh hy vọng tổ chức của mình sẽ thu hút được sự chú ý như một công ty “metaverse”, do đó nó có tên như vậy, “Chúng tôi xây dựng một công ty công nghệ với mục đích kết nối lẫn nhau. Cùng nhau, cuối cùng chúng ta có thể đặt mọi người vào trung tâm của công nghệ. Và cùng nhau, chúng ta có thể mở ra một nền kinh tế sáng tạo lớn hơn rất nhiều.”

“Hiện tại, thương hiệu của chúng tôi được liên kết chặt chẽ với một sản phẩm đến mức nó không thể đại diện cho tất cả những gì chúng tôi đang làm hôm nay, chứ chưa nói đến tương lai.” Mark cho rằng thương hiệu Facebook bị gắn quá chặt với một sản phẩm là mạng xã hội, vì vậy nó có thể là rào cản để phát triển các dự án khác tương lai của công ty.
Tại sao Facebook đổi tên công ty thành Meta? - Ảnh 1.

Việc đổi tên thương hiệu là nhằm củng cố vị thế của gã khổng lồ truyền thông xã hội về “metaverse”, thứ mà Zuckerberg coi là tương lai của Internet. Anh ấy cũng chia sẻ thêm rằng đã từng suy nghĩ về việc đổi thương hiệu công ty kể từ khi anh ấy mua lại Instagram và WhatsApp (vào năm 2012 và 2014), nhưng tới đầu năm nay anh ấy nhận ra rằng đã đến lúc phải thay đổi.

Thuật ngữ “metaverse” được sử dụng để mô tả khái niệm về một tương lai của Internet, được tạo thành từ các không gian ảo 3D được liên kết thành một vũ trụ ảo. Được đưa ra lần đầu tiên trong “Snow Crash”, một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của nhà văn người Mỹ Neal Stephenson xuất bản năm 1992, metaverse (vũ trụ ảo/vũ trụ số) là nơi hội tụ của thế giới vật lý, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR). Với metaverse, mọi người có thể dạo chơi với bạn bè, làm việc, tham quan các địa điểm, mua hàng hóa và dịch vụ và tham dự các sự kiện.

Tại sao Facebook đổi tên công ty thành Meta? - Ảnh 2.
Tên và logo công ty mới của Facebook

Trong sự kiện Facebook Connect 2021, Horizon Home, Horizon Worlds cũng đã được Mark Zuckerberg giới thiệu. Đây giống như một không gian ảo, gồm những nhân vật có tạo hình giống con người với cảm xúc, khẩu hình miệng thay đổi dựa trên giọng nói cùng trò chơi, tổ chức tiệc, trò chuyện với bạn bè.

Tại sao Facebook đổi tên công ty thành Meta? - Ảnh 3.
Không gian ảo của Facebook gồm có 3 không gian chính gồm Horizon Worlds…
Tại sao Facebook đổi tên công ty thành Meta? - Ảnh 4.
Horizon Home…
Tại sao Facebook đổi tên công ty thành Meta? - Ảnh 5.
và Horizon Workrooms

Horizon Worlds sắp ra mắt sẽ cho phép bạn bè tạo ra thế giới và trò chơi của riêng họ, thậm chí là “tổ chức tiệc tùng” theo CEO Mark Zuckerberg. Cuối cùng, Horizon Workrooms đang được phát triển như một không gian cộng tác, có thể hữu ích cho nơi làm việc và các cuộc họp với đồng nghiệp. Phòng làm việc hoàn toàn có thể tùy chỉnh và có vẻ tương thích với Zoom. Ngoài ra, Horizon Home đang có kế hoạch thêm không gian văn phòng cá nhân, cũng sẽ có thể tùy chỉnh.

Đây cũng là lần đổi thương hiệu là lần thứ hai trong lịch sử 15 năm của Facebook.

Tham vọng ‘vũ trụ ảo’

“Tôi tự hào thông báo rằng bắt đầu từ hôm nay, công ty của chúng tôi sẽ được gọi bằng cái tên Meta. Sứ mệnh của chúng tôi vẫn như cũ là mang mọi người lại với nhau, ứng dụng của chúng tôi và tên gọi sẽ không thay đổi”, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg thông báo rạng sáng 29-10 (giờ Việt Nam).

Facebook, Instagram và WhatsApp – những nền tảng có hàng tỉ người dùng mỗi tháng – vẫn sẽ tiếp tục hoạt động theo tên cũ. Việc đổi tên chỉ áp dụng với công ty mẹ Facebook Inc, điều mà một số nhà quan sát cho là tương tự như cách Google đã đổi tên thành Alphabet năm 2015.

“Chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học từ việc giải quyết các vấn đề xã hội và sống trong nền tảng đóng. Giờ là lúc tận dụng mọi thứ chúng tôi đang có và hướng tới xây dựng một chương mới”, Zuckerberg tuyên bố đầy lạc quan trong sự kiện thường niên ngày 29-10.

Việc đổi tên Facebook Inc thành Meta phản ánh rõ tham vọng của Zuckerberg là xây dựng một “vũ trụ ảo” (metaverse), xóa nhòa ranh giới với thế giới thật.

Trong sự kiện ngày 29-10, Zuckerberg gọi metaverse là tương lai, nhấn mạnh tiềm năng của thế giới ảo.

“Trong vòng một thập kỷ tới, metaverse sẽ tiếp cận 1 tỉ người, xây dựng được cộng đồng thương mại điện tử trị giá hàng trăm tỉ USD và hỗ trợ việc làm cho hàng triệu nhà sáng tạo nội dung”, Zuckerberg nhấn mạnh.

Trước sự kiện, Facebook đã công bố kế hoạch thuê 10.000 người ở Liên minh châu Âu để xây dựng “metaverse”.

Theo báo Washington Post, mối quan tâm của Facebook đối với metaverse là “một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục danh tiếng của công ty với các nhà hoạch định chính sách”.

Facebook đang đối mặt với nhiều chỉ trích mạng xã hội này chỉ chú trọng đến lợi nhuận và bỏ qua hoặc làm rất ít để ngăn chặn các tác động tiêu cực đến người sử dụng.

Ban giám sát Facebook – một nhóm các nhà hoạt động chỉ trích Facebook – gọi việc đổi tên là “vô nghĩa”, theo Hãng thông tấn AFP.

TOAN TÍNH CỦA MARK ZUCKERBERG VỚI META: ĐƯA 3 TỶ NGƯỜI DÙNG VÀO “VŨ TRỤ ẢO”, VUI CHƠI, MUA SẮM, HỌC HÀNH “ẢO”.
———–
“Sống ảo” trên Facebook chưa đủ, Mark Zuckerberg muốn người dùng làm mọi việc từ vui chơi, mua sắm, học hành… trong “vũ trụ ảo”.
Sự thay đổi tên là tín hiệu rõ ràng nhất cho đến nay về ý định đặt tương lai của Facebook trên một nền tảng máy tính mới – vũ trụ ảo(metaverse), một ý tưởng được sinh ra trong trí tưởng tượng của các tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng. Theo tầm nhìn của Meta, mọi người sẽ tụ họp và giao tiếp bằng cách bước vào môi trường ảo, cho dù họ đang nói chuyện với đồng nghiệp trong phòng họp hay đi chơi với bạn bè ở những nơi xa xôi trên thế giới.
Với khả năng kết nối mọi lúc mọi nơi với mọi người, siêu vũ trụ ảo này sẽ như một thế giới thứ hai. Nó mở rộng theo mọi giác quan, cả về tầm nhìn, âm thanh và xúc giác, khi mọi vật thể kỹ thuật số sẽ được hòa trộn vào thế giới thực hoặc đắm mình vào trong các môi trường hoàn toàn 3D bất cứ khi nào ta muốn. Các công nghệ để làm nên điều đó còn được biết đến với tên Thực tế Mở rộng (eXtended Reality – XR), bao gồm cả AR và VR.
Trả lời tờ The Verge, CEO Mark Zuckerberg cho hay:
Mọi người sẽ nhìn nhận chúng tôi là một công ty kinh doanh vũ trụ ảo thay vì chỉ là công ty công nghệ thông thường“.