Rượu nếp cẩm không chỉ hấp dẫn người thưởng thức bởi sắc tím quyến rũ mà còn bởi vị dịu ngọt pha chút chua chua và ngát hương nếp ngay khi rượu còn chưa chạm môi. Muốn có rượu đậm vị, ngoài kĩ thuật người làm rượu, men rượu chính là yếu tố quyết định thành bại của quy trình ủ rượu. Với mỗi vùng, men rượu lại gồm những thành phần khác nhau để tạo ra hương rượu đặc trưng, còn thành phần quan trọng nhất để tạo màu sắc và độ ngon của rượu chính là gạo nếp cẩm. Hạt gạo đồng đều, thu hoạch từ hơn 3 tháng là vừa đủ để cho rượu ngon.
Rượu Nếp Cẩm Măng Đen không chỉ làm người nhâm nhi say mê hương vị nếp cẩm; hòa quyện trong từng giọt rượu đặc sánh, mịn màng, tím sẫm; mà đây còn là “liều thuốc” tuyệt vời hỗ trợ bảo vệ sức khỏe nhờ những thành phần dinh dưỡng. Rượu Nếp Cẩm Măng Đen luôn bảo đảm hương vị và màu sắc đặc trưng của nếp cẩm với kỹ thuật nấu rượu truyền thống.
Đặc điểm của Rượu Nếp Cẩm Măng Đen
Rượu Nếp Cẩm Măng Đen không chỉ thu hút người thưởng thức bởi sắc tím lôi cuốn; mà còn bởi vị ngọt dịu pha thêm chút chua chua và hương thơm nếp cẩm ngay khi rượu chạm môi. Muốn có rượu đậm nét, ngoài tay nghề của người làm rượu; men rượu cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công của quy trình làm Rượu Nếp Cẩm Măng Đen.
Với vùng Tây Nguyên trù phú, men rượu được làm từ những thành phần khác nhau; để tạo ra hương thơm rượu đặc trưng; còn thành phần không thể thiếu và quan trọng nhất để tạo màu sắc và độ thơm ngon của rượu chính là nếp cẩm.
Giữa khí trời se se lạnh, nhâm nhi chút rượu nếp cẩm, sẽ giúp bạn tận hưởng cảm giác ấm nóng lan tỏa khắp cơ thể; và nhận ra không khí lạnh mùa đông giờ chỉ còn là cơn gió nhẹ thoáng qua. Những người từng nhâm nhi “mỹ tửu” dành những mỹ từ cho nó.
Quy trình sản xuất Rượu Nếp Cẩm Măng Đen
Lựa chọn gạo nếp cẩm phải có mùi thơm nhè nhẹ, dễ chịu; không phải là loại gạo mới bắt đầu thu hoạch mà đã được thu hoạch được lâu cách lúc làm khoảng 3 tháng. Bởi vì gạo mới thu hoạch sẽ cho ra những thành phẩm không được sắc nét.
Men dùng để ủ làm nên Rượu Nếp Cẩm Măng Đen được làm từ nhiều loại thảo dược quý hiếm, có tính cay, nóng. Trong men rượu có chứa nhiều vi sinh vật; chúng có tác dụng thực hiện phân hủy tinh bột thành đường và chuyển hóa đường thành rượu.
Rượu Nếp Cẩm Măng Đen phù hợp với loại đồ ăn nào?
Nếu vào một ngày tiết trở nên trời lạnh buốt mà bạn được thưởng thức một món thịt nướng trên bếp lửa; cùng nhâm nhi một chai Rượu Nếp Cẩm Măng Đen bạn sẽ cảm thấy rất sảng khoái. Tại các quán ăn Hàn Quốc, món thịt nướng được chế biến rất phong phú; hấp dẫn với nhiều loại gia vị đậm đà. Hương vị của món thịt nướng sẽ trở nên lôi cuốn hơn gấp bội lần nếu kết hợp với Rượu Nếp Cẩm Măng Đen.
Hải sản nướng luôn là một món ăn hấp dẫn các tín đồ nhậu và có thể mê hoặc bất cứ đối tượng khách hàng. Hải sản nướng thường tẩm ướp với các loại nước sốt, gia vị hảo hạng… Chính vì thế, món hải sản luôn có hương thơm nồng không quá tanh, một chút vị đậm đà, cay cay của gia vị sẽ làm bạn cảm thấy rất rất tuyệt; quá đã khi thưởng thức vào những ngày thời tiết se lạnh. Ăn hải sản nướng cùng uống Rượu Nếp Tự nhiên Nếp cẩm Mohodo ấm nóng sẽ là một sự kết hợp không thể xuất sắc hơn.
Cách thưởng thức Rượu Nếp Cẩm Măng Đen
Hai cách được sử dụng nhiều nhất để giữ lạnh rượu; đó là cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm vài viên đá viên. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người thưởng thức; thì việc thêm đá viên vào rượu sẽ khiến rượu này trông nhạt màu và loãng hơn. Vì vậy bạn nên làm mát rượu nếp cẩm bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nhờ thao tác này, vị ngon ngọt vốn có của rượu nếp cẩm sẽ được giữ lại trọn vẹn. Ngoài ra, việc giữ rượu trong tủ lạnh còn giảm thiểu khả năng lên men ngoài ý muốn; giúp thức uống này đạt độ ngon tuyệt vời.
Huệ Tâm mách bạn cách làm cơm rượu nếp cẩm đúng chuẩn tại nhà
1. Chọn gạo để làm rượu
– Chọn gạo nếp cẩm phải tròn, dài đều và đảm bảo rằng màu sắc của gạo không phải do nhuộm.
– Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu sẽ không đậm.
2. Men rượu
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình. Tuy nhiên để an toàn chúng ta nên chọn men gạo tự úp với 32 vị thuốc bắc.
3. Cách chế biến
– Chúng ta cho gạo vào ngâm với nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi. Cơm nếp cẩm cần chín đều, xuê và không bị dón cục
– Khi cơm chín bới cơm ra, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt phẳng tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.
Gạo nếp cẩm có màu nâu đỏ chứa nhiều dưỡng chất
Chuẩn bị men
Trong món cơm rượu không thể thiếu men vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm.
– Khi chọn men làm cơm hay làm rượu các bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu, men không rõ nguồn gốc vì khi ăn (uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc… chúng ta chọn mua loại men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cộng với nhiều vị thuốc bắc (Men dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánh giày).
– Thường dùng 1 lạng men / 10kg gạo, như vậy nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho 1/2 lạng men là vừa.
– Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối dã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.
Tiếp theo, các bạn tiến hành rắc men, lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.
Các bạn chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn trộn thì men chắc chắn sẽ không đều bằng cách mình nói trên. Rắc men xong đổ cơm vào chum ủ khoảng 3-4 ngày và đây là thành quả chúng ta thu được
Ủ cơm, lên men rượu nếp cẩm
– Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.
– Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.
– Ủ rượu khoảng 3 ngày khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được. Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.
Cách sử dụng rượu Nếp Cẩm
– Đối tượng sử dụng: Nam và nữ
– Mỗi ngày sử dụng lượng rượu tối đa 200ml
– Dùng vào mỗi bữa ăn 1 ly nhỏ khoảng 30 – 50 ml.
– Không dùng cho phụ nữ có thai, đối với phụ nữ sau sinh có thể dùng rượu nếp cẩm ngâm trứng gà sẽ rất lợi sữa.
Cách làm rượu nếp cẩm đúng chuẩn, ngon tuyệt hảo, giúp cơ thể khỏe mạnh
1. Cách làm rượu nếp cẩm ngon chuẩn vị
1.1. Nguyên liệu làm rượu nếp cẩm
- Gạo nếp cẩm ngon: 1kg
- Men gạo: 50g
- Rượu trắng nguyên chất: 2 lít
Cách chọn nếp cẩm ngon:
- Nếp cẩm ngon có màu tím thẫm vô cùng đẹp mắt. Phần bụng nếp to, màu vàng nhạt, dáng hơi dẹt nhưng hạt vẫn đầy đặn, không quá lép.
- Dùng tay bấm nhẹ thấy nếp cứng, chắc tay, không gãy nát, vỡ vụn, bở. Trên bề mặt gạo cũng không có lông tơ hay bị mùn gạo.
- Nếp có hương thơm thoang thoảng đặc trưng, không nghe mùi hôi tanh lạ thường nào tỏa ra từ nếp là nếp ngon. Nếu có mùi lạ là nếp không chất lượng hoặc đã bảo quản quá lâu.
1.2. Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp cẩm vo 2 lần cho sạch, cho vào thau nước, ngâm qua đêm.
- Sau khi ngâm, chắt bỏ nước ngâm, chỉ giữ lại phần gạo. Rửa sạch lại gạo bằng nước sạch.
- Cho gạo nếp cẩm vào nồi cơm điện, đổ nước xâm xấp mặt gạo. Bật nồi như nấu cơm hằng ngày.
- Khi nếp cẩm chín, xới toàn bộ phần cơm ra ngoài, trải đều ra mặt phẳng cho mau nguội.
- Cho men rượu vào cối giã nhuyễn ra, rồi lược qua rây vài lần để lấy được men rượu nhuyễn mịn.
1.3. Các bước làm rượu nếp cẩm
- Rắc men cơm rượu phủ lên mâm cơm nếp cẩm. Dùng tay trộn đều lên, chú ý không để cho cơm bị nát.
- Chuẩn bị rổ sạch, lót 1 lớp lá chuối lên trên. Cho phần cơm gạo nếp cẩm trộn men rượu lên trên, gói kín phần lá chuối lại.
- Đặt túi cơm rượu lên trên một chén rồi cho vào nồi, đậy kín nắp lại. Ủ cơm rượu ở nơi thoáng mát trong khoảng 5 – 7 ngày.
- Cho phần cơm rượu đã được ủ vào bình thủy tinh lớn, tiếp tục cho 2 lít rượu trắng nguyên chất vào. Đậy kín và ủ trong 1 tháng.
- Sau 1 tháng, lọc cơm rượu qua rây, lấy nước rượu cho ra ly là đã có thể uống được.
1.4. Thưởng thức rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm sau khi ủ hoàn thành, đúng công thức có vị ngọt thanh mát, màu sắc bắt mắt và mùi rất thơm đặc trưng của rượu gạo. Dùng rượu này để cùng nhâm nhi với người thân trong cái thời tiết se lạnh ngày đông, bên mâm cơm gia đình thì còn gì gì bằng.
2. Bí quyết để làm rượu nếp cẩm thành công
- Men rượu để làm rượu gạo nên chọn men mới làm, còn mang mùi thơm và khô, không bị ẩm mốc.
- Thời tiết càng nóng thì cơm rượu càng lên men rất nhanh, nhưng nên ủ duy trì ở 20 – 25 độ, rượu sẽ là ngon nhất.
- Gạo nếp cẩm làm rượu nên chọn gạo chỉ xay vỏ trấu ngoài, không chọn gạo giả sẽ ảnh hưởng đến hương vị rượu.
3. Tác dụng của rượu nếp cẩm
- Rượu nếp cẩm giúp phòng ngừa rất tốt các bệnh bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp.
- Giúp ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường.
- Giúp bồi bổ các chất cho cơ thể, kích thích tiêu hóa của con người.
- Rượu nếp cẩm chứa rất nhiều vitamin B, có tác dụng vô cùng tốt cho việc làm đẹp của các chị em.
- Rượu còn chứa nhiều chất sắt, giúp phòng ngừa bệnh thiếu sắt rất tốt.
- Ngoài ra, nó có tác dụng chăm sóc sức khỏe cho những người phụ nữ sau sinh rất tốt.
- Gạo nếp cẩm cực tốt cho những người gầy, thiếu cân. Ăn cơm rượu nếp cẩm nguyên chất hàng ngày sẽ giúp tăng cân nhanh chóng và lấy lại cân nặng mong muốn.
1kg nếp cẩm ngâm bao nhiêu rượu?
Với những nguyên liệu ngâm rượu nếp cẩm cùng với cách ngâm rượu nếp mà chúng tôi giới thiệu trên, bạn có thể trả lời được câu hỏi: 1kg nếp cẩm ngâm bao nhiêu rượu rồi chứ. Thông thường 1 kg rượu nếp cẩm sẽ ngâm được 1-2 lít rượu, tuy nhiên số lượng rượu cũng có thể tăng lên tùy vào nhu cầu uống của mỗi người, làm sao đảm bảo được mùi vị của rượu thêm ngon nhất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết 1kg nếp cẩm ngâm bao nhiêu rượu rồi phải không. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết, để bỏ túi cách ngâm rượu nếp cẩm chuẩn nhất nhé!
Tại sao rượu càng ủ lâu càng ngon?
Theo một số ý kiến từ các chuyên gia về rượu, rượu càng ủ lâu thì các loại độc tố có trong rượu càng bị phân hủy nhiều, một số loại khi phân hủy còn tạo ra những este (chất thơm) khiến cho rượu có mùi vị ngon và thơm hơn trước. Mặt khác, càng ủ lâu thì các phân tử rượu càng có thời gian để chuyển hóa từ đơn giản sang những dạng phức tạp hơn mang đến những mùi vị hấp dẫn khác biệt so với ban đầu.
Cũng chính việc giảm nồng độ độc tố khiến cho rượu ủ lâu năm thường có vị êm dịu chứ không gắt như rượu mới nấu. Người uống rượu lâu năm cũng sẽ khó say và khó bị ngộ độc hơn bởi lúc này rượu gần như đã đảm bảo độ tinh khiết và không bị pha tạp những độc tố như methanol, andehit, fucfuron…
Thời gian ủ rượu nếp cẩm trong bao lâu là chuẩn nhất?
Để có thể ủ được những bình rượu nếp cẩm ngon không phải là điều dễ dàng. Ngoài vấn đề về thời gian, việc ủ rượu còn phải tuân thủ một số những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như nhiệt độ môi trường, độ ẩm, quá trình đảo trộn, cách đảo trộn….
Nhiều người cho rằng ủ rượu nếp cẩm thì chỉ cần để trong tủ lạnh là được nhưng đó hoàn toàn là một quan điểm sai lầm. Thứ nhất, tủ lạnh có nhiệt độ quá lạnh so với tiêu chuẩn ủ rượu, độ ẩm lại thấp và thường xuyên có ánh đèn. Thứ hai, tủ lạnh rất hay bị xáo động bởi người nhà thường xuyên đóng mở để lấy thức ăn, do đó không đảm bảo được độ “tĩnh” cần thiết cho rượu.
Nơi ủ rượu nếp cẩm phải đảm bảo không quá nóng vì rượu sẽ nhanh hư, cũng không quá lạnh sẽ khiến rượu chậm dậy mùi, tốt nhất là nên khoảng từ 10 – 14 độ C. Độ ẩm nơi ủ rượu khoảng 60% là hợp lý. Rượu nếp cẩm thì càng ủ lâu càng ngon và nên ngâm tối thiểu 100 ngày mới đem ra uống.
Rượu nếp cẩm để được trong bao lâu?
Thông thường rượu nếp cẩm chúng ta chỉ sử dụng được tối đa 5-7 ngày. Phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với rượu nếp cẩm để càng lâu tất nhiên sẽ cho chất lượng càng ngon. Vì rượu nếp cẩm cũng là 1 loại rượu đã được ủ qua quá trình lên men.
Được bảo quản đúng cách như hạ thổ, thời gian càng lâu như 2-5 năm hoặc hơn 10 năm. Vì khi chúng ta để càng lâu độc tố trong rượu sẽ được phân hủy đi. Còn tạo ra rượu có hương bị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Mặc khác việc giảm nồng độ độc tố khiến cho rượu ủ lâu năm thường có vị êm dịu. Chứ không gắt như rượu mới nấu.
Bảo quản rượu bằng gì?
Tốt nhất chúng ta nên bảo quản rượu nếp cẩm bằng chum sành không qua tráng men vì loại chum này có tác dụng lọc bớt lượng andehit có trong rượu giúp cho rượu êm hơn và thơm ngon hơn. Vậy rượu nếp cẩm để được trong bao lâu thì uống ngon?
Bảo quản rượu ở đâu?
Nếu có điều kiện chúng ta cho rượu vào chum sành rồi hạ thổ tức chôn xuống đất hoặc không chúng ta có thể để chum rượu ở nơi có nhiệt độ ổn định trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp như gầm cầu thang, gầm bếp…
Cách làm rượu nếp cẩm thơm ngọt cho ngày Tết Đoan Ngọ đủ đầy
Bên cạnh cơm rượu nếp cái hoa vàng thì rượu nếp cẩm cũng rất được ưa chuộng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Tham khảo cách làm rượu nếp cẩm tỉ mỉ đến từng chi tiết giúp bạn có được bát cơm rượu ngon chiêu đãi cả nhà trong ngày mùng 5 tháng 5.
Hướng dẫn chọn nguyên liệu làm rượu nếp cẩm
Khác với nếp cái hoa vàng, nếp cẩm có màu tím thẫm trông cực kỳ đẹp mắt. Phần hạt gạo hơi dẹt, dài rất đặc trưng. Để chọn được hạt nếp ngon, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:
– Độ cứng của hạt gạo: Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng gạo nếp cẩm chính là độ cứng của hạt. Bằng cách dùng móng tay bấm nhẹ vào hạt nếp, nếu thấy hạt gạo cứng, không gãy hoặc vỡ vụn thì đó là gạo ngon.
– Mùi thơm: Giống như các loại gạo nếp thông thường, nếp cẩm cũng có mùi thơm nhẹ. Nếu thấy mùi lạ như ẩm, mốc thì tuyệt đối không nên mua nhé.
Đặc biệt chú ý, vì nếp cẩm và nếp than có hình dáng, màu sắc tương tự nhau nên rất nhiều người nhầm lẫn. Bạn cần lưu ý, hạt nếp cẩm thường tròn, to hơn từ 1.5 – 2 lần so với nếp than.
Bên cạnh đó, nếp than thường nhỏ, dài, màu thẫm phủ kín cả hạt gạo. Ngược lại, nếp cẩm sẽ có phần bụng màu vàng hơi nhạt, hạt gạo hơi dẹt nhưng vẫn có độ căng tròn.
Đối với men ủ cơm, bạn nên chọn loại men bắc vừa thơm ngon lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách làm rượu nếp cẩm ngọt thơm
Để làm được món rượu nếp cẩm ngọt thơm, hấp dẫn không bị cay nồng, bạn có thể tham khảo công thức sau:
Nguyên liệu cần có
– Gạo nếp cẩm: 1kg
– Men rượu (men bắc): 15g
– Lá chuối
– Hũ thủy tinh/hũ sành
Chi tiết cách làm rượu nếp cẩm
Bước 1: Nấu cơm rượu
– Gạo nếp cẩm mua về đem vo sạch rồi ngâm khoảng 1 – 2 tiếng với nước ấm. Để đảm bảo gạo nở đều, khi nấu thơm mềm, bạn nên ngâm gạo qua đêm.
– Vo gạo sạch sau đó bỏ vào nồi thêm nước xâm xấp mặt gạo rồi nhấn nút nấu như thường ngày.
– Kiểm tra cơm chín thì xới ra mâm, đĩa lớn rồi để cho nguội.
Bước 2: Ủ men cơm rượu
Trong cách làm rượu nếp cẩm thì quy trình ủ men là quan trọng nhất.
– Trước tiên, bạn cho men bắc vào cối sạch rồi giã mịn.
– Rắc men vừa giã lên trên bề mặt cơm nếp. Dùng đũa hoặc tay trộn thật đều để men bám lên trên bề mặt của hạt cơm.
– Xếp lá chuối vào rổ hoặc hũ mà bạn định ủ cơm rượu rồi cho phần cơm rượu vừa được trộn men vào.
– Gấp các mặt lá chuối lại sau đó đậy kín để cơm rượu lên men tốt nhất.
Thời gian ủ cơm rượu sẽ diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày. Nếu tiết trời nóng thì có thể nhanh hơn.
Bước 3: Hoàn thành
Mở nắp hũ ra kiểm tra nếu cơm rượu đã chín men sẽ dậy mùi thơm đặc trưng. Thấy hạt cơm bóng ướt, có nước cốt cơm rượu là dấu hiệu cho thấy cơm rượu đã đạt.
Múc rượu nếp cẩm ra bát và thưởng thức. Phần còn lại, bạn có thể cho vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản.
Món cơm rượu nếp cẩm ăn không hoặc kèm với sữa chua cũng rất ngon. Trường hợp thấy cơm rượu quá cay, nồng thì bạn có thể cho thêm rượu trắng vào ngâm. Hoặc thêm trứng gà ta vào và hạ thổ dùng cho các chị em sau sinh cũng rất tốt.
Một số lưu ý khi làm cơm rượu nếp cẩm cho ngày Tết Đoan Ngọ
Trong quá trình làm cơm rượu nếp bạn rất dễ gặp phải một số tình huống ngoài mong muốn khiến món ăn không được như ý. Vậy cách giải quyết là gì?
1. Cơm rượu nếp cẩm bị đắng, chua phải làm sao?
Nguyên nhân khiến rượu nếp cẩm bị chua là do 3 nguyên nhân chính:
– Tỷ lệ men và cơm nếp cẩm không phù hợp khiến cho cơm không thể lên men được. Rất có thể bạn đã cho quá ít men khiến cơm chua hoặc quá nhiều men khiến cơm bị đắng.
– Thời gian và nhiệt độ không đủ để lên men vì thế hương vị của rượu nếp cẩm không được như ý.
– Chưa biết cách làm rượu nếp cẩm đúng chuẩn. Thay vì dùng hũ nhựa bạn nên chọn ủ trong hũ sành hoặc thủy tinh như thế món cơm rượu nếp cẩm mới ngon.
Trường hợp cơm rượu bị chua và đắng thì bạn không nên sử dụng nữa. Nếu cố tình ăn sẽ làm gia tăng tỉ lệ ngộ độc, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người dùng.
2. Tỉ lệ men rượu nếp cẩm ngon
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để có bát cơm rượu nếp cẩm ngon ngày Tết Đoan Ngọ, bạn cần chú ý tỉ lệ của men và cơm nếp. Thông thường, cứ 1kg cơm nếp sẽ dùng tới 50g men rượu.
Nên vào men khi cơm còn ấm như thế quá trình lên men mới diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Đừng quên rắc 1 chút men xuống dưới đáy của hũ ủ cơm rượu như thế thành phẩm sẽ ngon và thơm hơn.
3. Vì sao cơm rượu nếp cẩm bị sượng?
Có 3 nguyên nhân khiến cho cơm rượu nếp cẩm của bạn bị sượng là:
– Gạo nếp cẩm của bạn chọn không ngon, nấu cơm lên hạt xôi không mềm, nở đều.
– Ngâm gạo trong thời gian quá ngắn khiến cho cơm chưa nở hết. Thời gian ngâm gạo lý tưởng là từ 6 – 8 tiếng.
– Khi nấu cơm nếp cẩm cho quá nhiều nước khiến cho cơm trở nên sượng, khô hơn bình thường.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thực hiện tuần tự các hướng dẫn cách làm rượu nếp cẩm mà Bếp Eva đã chia sẻ ở trên. Hãy bắt đầu từ khâu chọn gạo để có sản phẩm ngon thơm như ý.
Cơm rượu nếp cẩm bao nhiêu calo? Ăn có tốt không?
Cơm rượu nếp cẩm là món khoái khẩu của nhiều người. Thay vì mua ngoài hàng, các chị em lựa chọn học cách làm rượu nếp cẩm ở nhà để đảm bảo độ thơm ngon lại an toàn cho sức khỏe.
1. Món cơm rượu nếp cẩm bao nhêu calo?
Cơm rượu nếp cẩm được làm từ gạo nên chứa nhiều tinh bột. Theo ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g gạo nếp cẩm thì sẽ chứa 357 calo. Tuy nhiên, trải qua quá trình nấu nướng, lên men thì hàm lượng này trong cơm rượu nếp cẩm sẽ giảm xuống. Cứ 100g cơm rượu nếp cẩm sẽ chứa khoảng 170 calo.
Như vậy, hàm lượng calo trong rượu nếp cẩm không quá cao, bạn có thể ăn mà không sợ béo.
2. Ăn rượu nếp cẩm có tốt không?
Trong rượu nếp cẩm có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cho 100g cơm rượu nếp cẩm:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Calo | 170 |
Protein | 3.5g |
Chất xơ | 1.7g |
Carbohydrate | 37 |
Selenium | 9.7cmg |
Chất béo | 0.33g |
– Bổ sung rất nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh.
– Tăng cường vi sinh giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
– Giảm đi nồng độ cholesterol xấu trong máu từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp.
– Các anthocyanin có trong món ăn ngon này sẽ giúp chống lại tác nhân gây ung thư.
– Bổ sung sắt cho cơ thể.
– Tốt cho da, ngăn ngừa tác nhân gây lão hóa.
Mặc dù có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng bác sĩ khuyến cáo có một số nhóm đối tượng không nên ăn.
– Người bị nóng trong, chức năng gan suy giảm.
– Những người bị khó ngủ, bứt rứt…
– Bệnh nhân bị dị ứng, chảy máu cam, phát ban, nổi mụn trứng cá.
– Trẻ em trong độ tuổi dậy thì.
Vừa rồi là cách làm rượu nếp cẩm đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được. Tham khảo cách làm cơm rượu nếp cẩm chuẩn vị Măng Đen để mâm lễ Tết Đoan Ngọ đủ đầy nhé.