Vài ngày gần đây số ca bị ngộ độc nặng botulinum và đã lại có người tử vong vì độc chất này. Bộ Y tế đã điều tra ngay và đưa những cảnh báo mới về hiện trạng sử dụng đồ ăn chay cũng như cách bảo quản không đúng cách thông qua việc hút chân không đang diễn ra khá phổ biến như hiện tại.
Đợt ngộ độc vừa rồi diễn ra tại Bình Dương, khi 1 số người đã ăn món bún chay nấu với pate chay tại 1 khu miếu sau khi làm lễ. Theo lời của những người có mặt thì món pate đó bao bì đã bị phồng rộp và khi ăn có vị chua, thể hiện rõ món này đã có vấn đề trong bảo quản nhưng vẫn được đem ra nấu ăn. Chỉ sau khi ăn vài tiếng 6 người đã phải vào viện cấp cứu với các triệu chứng khó nói, khó thở, yếu cơ, suy hô hấp nhanh… 4 người hiện đang điều trị tích cực, 1 trẻ nhi đang hồi phục, còn 1 người đã tử vong.
Theo Cục phó cục an toàn thực phẩm thời điểm hiện tại rất nhiều người hưởng ứng phong trào của nhà trồng được, tự nấu nướng và chế biến thức ăn. Điều này thực ra là tốt, nhưng nó sẽ không tốt nếu họ đem đi bảo quản để sử dụng lâu dài mà không thực hiện bảo quản đúng cách. Một trong số cách bảo quản đang được ưa chuộng đó là dùng máy hút chân không để hút không khí trong hộp thức ăn ra, nhằm giảm thiểu vi khuẩn để giữ thức ăn lâu hơn.
Nhưng mọi người quên mất là việc hút chân không ở trong nhà máy khác với việc chúng ta dùng các dạng máy tại nhà. Trong nhà máy môi trường phần lớn đều được tiệt trùng ở 1 mức độ nhất định, máy hút cũng có công suất lớn hơn. Còn ở nhà nhiều khi chỉ quét bề mặt bếp rồi thực hiện việc hút chân không bằng máy công suất nhỏ mà thôi. Vi khuẩn botulinum sống và phát triển ở môi trường yếm khí, điều mà những dạng hút chân không thường có tại nhà khi không thể hút toàn bộ không khí có khi lại vô tình tạo ra môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở.
Điều trị người bị ngộ độc botulinum luôn là 1 gánh nặng cực lớn bởi mỗi 1 liều giải độc, vốn là dạng thuốc hiếm rất ít có tại Việt Nam, có thể lên đến cả chục nghìn đô, chưa kể chữa xong còn phải làm các biện pháp giúp phục hồi cũng tốn nhiều thời gian nữa.
Lời khuyên vẫn là: tốt nhất chúng ta nên ăn tươi, hạn chế để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh, kể cả việc bảo quản trên ngăn đá. Nếu vẫn bảo quản ngăn đá thì cũng nên đánh dấu lên bao bì bảo quản để đảm bảo không để 1 món quá lâu. Khi đã thấy nghi ngờ món ăn đó không còn an toàn tốt nhất nên vứt bỏ, đừng có tiếc nhé!
Nếu thấy có bất cứ triệu chứng gì sau khi ăn đồ ăn như nôn, đau bụng, đặc biệt là triệu chứng thần kinh liệt, sụp mi, nhìn mờ, đau họng, khó nuốt, khan tiếng, khô miệng… cần đi đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời nhé
Dưới đây là vài thông tin liên quan đến Botulinum được văn phòng WHO tại Việt Nam chia sẻ để mọi người có thể nắm được 1 cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Anh em có thể coi và lưu lại để biết cách phòng ngừa nhé 😃
Clostridium botulinum là gì?
Clostridium botulinum là một loạt khuẩn hình que (còn gọi là C. botulinum). Đây là chủng khuẩn yếm khí, có thể sống và sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy. Trong điều kiện sống kém, chúng sẽ hình thành bào tử. Bào tử của Clostridium botulinum là một lớp phủ cứng và nhiều màng bảo vệ bao bọc các bộ phận chủ yếu. Trong những lớp phủ cứng và nhiều màng bảo vệ khác, vi khuẩn ngủ đông có thể tồn tại được trong nhiều năm. Clostridium botulinum có thể gây ra chứng ngộ độc thịt.
Ngộ độc thịt là gì?
Trong quá trình phát triển, khuẩn Clostridium botulinum sẽ sản sinh chất độc thần kinh cực mạnh gây nên ngộ độc thịt, có thể đe dọa tính mạng của người bị. Độc thần kinh sinh ra bởi Clostridium botulinum được liệt trong danh sách những chất độc nhất từng được con người biết tới, một lượng cực nhỏ cũng có thể gây bệnh hoặc tử vong. Trước đây, ngộ độc thịt chủ yếu được gây ra bởi những loại thực phẩm đóng hộp tại nhà. Tuy nhiên, thống kê của USDA Mỹ cho thấy những năm gần đây, nó còn xuất phát từ những loại thức ăn làm tại nhà không được bảo quản lạnh như nước sôt, khoai tây bọc giấy bạc nướng, mật ong (chủ yếu gây ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh), tỏi ngâm dầu, các loại cá khô hoặc cá lên men kiểu truyền thống.
Clostridium botulinum được tìm thấy ở đâu?
C. botulinum phổ biến trong đất và trầm tích biền phân bố trên toàn thế giới, chủ yếu tồn tại ở dạng bào tử. Những bào tử này có thể xuất hiện ở khắp nơi. Mặc dù các bào tử nhìn chung là vô hại, tuy nhiên nó sẽ cực nguy hiểm khi trong điều kiện thuận lợi, chúng tiếp tục sinh trưởng trở lại và tạo ra độc tố thần kinh. Độc botulinum là một chất độc hóa học ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương, phá hủy làm tê liệt hoặc tổn thương tới các dây hoặc mô thần kinh. C. botulinum tạo ra 7 loại độc tố thần kinh khác nhau được đánh số ký hiệu từ A đến G, chỉ các loại A,B, E, F mới gây bệnh cho người.
Độc tố thần kinh C. botulinum hình thành trong thức ăn như thế nào?
Các bào tử C. botulinum có thể được tìm thấy trên bề mạt của rau củ quả và hải sản. Chúng phát triển tốt nhất trong các điều kiện ít oxy và từ đó, sản sinh ra các bào tử kèm độc tố. Độc tố thường được hình thành khi thực phẩm được chế biến không đúng cách (đóng hộp) tại nhà. C. botulinum không thể phát triển trong điều kiện pH dưới 4.6. vì vậy các loại thực phẩm có tính acid, chẳng hạn như hầu hết các loại trái cây, cà chua và dưa chua đều có thể được chế biến an toàn tại nhà trong hộp cách thủy mà không hình thành độc C. botulinum. Tuy nhiên, những loại thực phẩm có độ pH cao hơn (rau và thịt) phải được chế biến dưới áp suất cao để ngăn chặn sự sinh trưởng của C. botulinum. Các nồi áp suất có thể đạt nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt các bào tử C. botulinum.
Trong một thí dụ, nếu một loại thực phẩm có hàm lượng acid thấp, chẳng hạn như đậu xanh, được đóng hộp không đúng cách (đóng dưới áp suất thấp) mà chỉ dùng nhiệt, thì vi khuẩn C. botulinum và các vi khuẩn khác sẽ bị tiêu diệt nhưng bào tử của C. botulinum thì không. Quá trình đóng hộp sẽ loại bỏ oxy ra khỏi hộp chứa, tạo ra một môi trường ít oxy và vô tình tạo điều kiện thuận lợi để các bào tử C. botulinum phát triển thành vi khuẩn, tiếp tục hoạt động. Khi bảo quản các hộp này ở nhiệt độ phòng, bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn và sinh ra độc tố. Tuy nhiên, các chất độc này không bền với nhiệt và có thể bị phá hủy nếu thực phẩm được đun sôi trong 10 phút (hoặc lâu hơn) ở nhiệt độ cao. Trớ trêu thay, pate chay đóng hộp thường có thể ăn được trong nhiệt độ phòng mà không cần hâm lại.
Triệu chứng ngộ độc thịt
Khi ăn phải chất độc thần kinh cực mạnh sinh ra bởi C. botulinum, người ăn sẽ bị ngộ độc thịt – một căn bệnh gây tê liệt thần kinh. Một lượng cực nhỏ của độc thần kinh C. botulinum cũng có thể gây bệnh. Triệu chứng thường thấy sẽ xảy đến trong vòng 12 – 36 tiếng kể từ khi ăn thực phẩm có chứa độc tố (có tài liệu ghi lại rằng có trường hợp từ 4 tiếng tới 8 ngày). Triệu chứng xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nghiêm trọng và càn phải được chăm sóc y tế, dùng thuốc giải độc.
Khi vào cơ thể, độc tố sẽ gắn đầu dây thần kinh liên kết với các cơ bắp, khiến cho các dây thần kinh truyền tín hiệu co cơ lại. Do đó, triệu chứng sẽ bắt đầu từ buồn bôn, nôn mửa, suy ngược và chóng mặt. Sau đó sẽ là các triệu chứng thần kinh bao gồm suy giảm thị lực (nhìn mờ hoặc nhìn đôi), mất chức năng cổ họng, khó nói, khó nuốt, khô miệng, đau họng, mệt mỏi cơ thể, giảm khả năng phối hợp cơ và khó thở. Các triệu chứng tiêu hóa sẽ bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Sau đó có thể dẫn tới tử vong do ngạt thở hoặc suy hô hấp. Khi cơ hoành và cơ ngực bị ảnh hưởng, quá trình hô hấp bị cản trở dẫn tới tử vong do ngạt thở.
Nếu phát hiện sớm, người ta có thể dùng thuốc chống độc để giảm mức độ nghiêm trọng của độc tố bằng cách vô hiệu hóa lượng chất độc chứa gắn vào các đầu dây thần kinh. Tuy nhiên, do tác dụng phụ cao nên điều này cũng rất khó khăn.
Ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, phổ biến nhất là dưới 2 tháng tuổi có thể dễ bị mắc ngộ độc thịt do C. botulinum. Khi trẻ ăn thực phẩm, thí dụ như mật ong, có chứa các bào tử C. botulinum, chúng được hoạt hóa trở lại và cư trú trong đường ruột của trẻ, hình thành chất độc và gây ngộ độc. Do đó FDA, CDC và cả Viện nhi khoa Mỹ đều khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong. Ngoài ra các loại trái cây, rau củ quả cần được rửa sạch trước khi cho ăn.
Cách ngăn ngừa ngộ độc thịt gây ra bởi C. botulinum
Nguyên tắc ở đây là dùng nhiệt (làm nóng) bào tử để tiêu diệt chúng hoặc ức chế hoạt động chuyển lại thành vi khuẩn của bào tử.
- Sử dụng các quy trình có dùng nhiệt đúng cách để đóng hộp thực phẩm tại nhà.
- Bỏ tất cả các loại đồ hộp bị phù, tích khí hoặc hư hỏng. Các loại này cần phải bọc kỹ lại và bỏ vào thùng rác không thể tái chế bên ngoài. Tránh xa tầm tay con người và vật nuôi.
- Không nếm hoặc ăn thức ăn rò rỉ từ hộp đựng, chỗ phồng lên hoặc nứt bỡ, xì của lon chứa thực phẩm.
- Đun sôi thực phẩm đóng hộp tại nhà có hàm lượng acid thấp trong vòng 10 phút trước khi ăn. Tại những nơi có độ cao cao, cứ cao thêm 1000 mét là ddunn thêm 1 phút.
- Bảo quản lạnh các loại thực phẩm thừa hoặc thức ăn đã chế biến trong vòng 2 giờ kể từ khi nấu.
Ngộ độc thịt Botulinum: loại vũ khí sinh học có thể nằm ngay trong nhà bạn
Botulinum là một loại độc tố thần kinh gây ra ngộ độc thịt, được xếp vào danh sách những loại chất độc nguy hiểm nhất từng được biết tới trên thế giới. Nó được sản sinh ra bởi chủng vi khuẩn Clostridium butyricum và Clostridium baratii – loại vi khuẩn gram dương, có thể tìm thấy trong đất từng, trầm tích của ao hồ, dòng chảy và cả trong đường ruột của một số loại động vật, cá. Đáng sợ hơn, chủng vi khuẩn này sinh trưởng trong môi trường yếm khí với nồng độ oxy thấp, thí dụ như trong thực phẩm đóng hộp, các vết thương sâu hoặc trong đường ruột.
Chất ngộ độc thịt Botulinum – một trong những chất độc nhất từng được biết tới
Độc tố do vi khuẩn sản sinh ra bản chất là một loại protein chứa kẽm có tác dụng phá xa các loại protein có liên quan tới hoạt động giải phóng acetylcholine vào các khớp nối thần kinh vận động. Các nhà khoa học xếp Botulinum vào nhóm các độc tố có hoạt tính mạnh, thời gian tác dụng cực nhanh. Ước tính cho thấy chỉ cần 1 gram tinh thể Botulinum, dù nuốt hay hít, vẫn có thể giết lên tới 1 triệu người. Tuy nhiên, biện pháp đầu độc trên diện rộng bằng Botulinum vẫn chưa thể khả thi và đạt tới hiệu quả như thế bởi một số vấn đề về mặt cơ chế kỹ thuật.
Độc tố Botulinum có thể được dung nạp qua dạ dày lẫn đường hô hấp, còn qua da thì không. Ước tính cho thấy liều lượng gây chết người 91kg vào khoảng 0,9-1,2 microgram/kg theo đường hít hoặc xấp xỉ 90 microgram/kg theo đường nuốt bằng miệng. Triệu chứng ngộ độc có thể xảy ra sớm nhất sau 2 tiếng từ khi trúng độc hoặc muộn nhất là 8 ngày sau đó. Ở dạng tinh thể, Botulinum có màu trắng, ở dạng dung dịch, nó là một chất lỏng không màu, không mùi và không vị. Do bản chất là một loại protein nên loại độc tố này khá nhạy cảm với nhiệt và sẽ bị phá hủy tại nhiệt độ trên 80 độ C trong 10 phút.
Dù bản thân chất độc không thể tồn tại khi nấu kỹ thức ăn nhưng các bào tử của vi khuẩn thì có một lớp vỏ bảo vệ kháng nhiệt, có thể tồn tại qua nhiệt độ cao trong thời gian dài. Các nhà khoa học cho rằng phần lớn các vụ ngộ độc Botulinum là do ăn thức ăn không được nấu kỹ, thí dụ như đồ hợp, thức ăn ô nhiễm hoặc những loại rau củ quả sống. Dựa vào những kháng nguyên cụ thể mà người ta chia Botulinum thành 4 type là A, B, E và F, tương ứn với những tác động khác nhau đối với cơ thể người. Trong đó type C và D là nguyên nhân ngộ độc chủ yếu cho thú và chim.
Ba botulinum loại A (Botox, Dysport và Xeomin) và một botulinum loại B (Myobloc) còn là thành phần chính của một số loại mỹ phẩm giảm nếp nhăn hoặc dùng để điều chế các loại thuốc đau nửa đầu, ra mồ hôi quá nhiều. Về tác dụng làm giảm nếp nhăn. Sau khi tiêm một một dung dịch cực loãng của Botox vào trong cơ, tín hiệu thần kinh làm cơ co lại sẽ bị chặn, từ đó tạm thời làm suy yếu cơ bắp, qua đó giúp làm phẳng các nếp nhăn hoặc giảm các cơn đau do co thắt.
Triệu chứng ngộ độc thịt?
Bởi tác dụng chính của ngộ độc thịt là liệt cơ nên những dấu hiệu cơ bản và đầu tiên nhất sau khi trúng độc chính là sụp mi mắt, giảm thị lực, nhìn mờ hoặc hoa mắt, miệng khô, nói không lưu loát và khó nuốt. Nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng liệt cơ sẽ ngày càng trầm trọng hơn tại các vị trí tay, chân, cuối cùng là toàn thân, từ đó khiến khả năng thở bị ảnh hưởng,… Trẻ em sau khi ngộ độc thịt sẽ có các triệu chứng bỏ ăn, ngủ lịm, hôn mê, khóc yếu và các hoạt động cơ bắp suy giảm. Một triệu chứng khác có thể xuất hiện ở trẻ bị ngộ độc thịt là táo bón. Nếu không được chữa trị kịp thời, triệu chứng liệt sẽ ngày càng trầm trọng hơn và cuối cùng, hậu quả tất yếu là tử vong.
Chữa trị ngộ độc thịt như thế nào?
Trừ phi biết được những nguyên nhân rõ ràng, thí dụ như bệnh nhân đã ăn thực phẩm bị hư hỏng, ô nhiễm, bằng không các bác sĩ không loại trừ khả năng nhầm lẫn triệu chứng với đột quỵ hoặc Bệnh Lyme (một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra). Nếu được phát hiện sớm và khi đã xác định là ngộ độc thịt, các bác sĩ có thể cố gắng chữa trị bằng thuốc giải độc hoặc đôi khi là dùng kháng sinh. Nếu thuốc giải độc được dùng trước khi liệt hoàn toàn, thời gian điều trị sẽ được rút ngắn do các dây thần kinh vận động có thể được cứu và phát triển lại. Dù vậy, bệnh nhân vẫn phải có sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế, thí dụ như dùng máy trợ thở trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi tình trạng liệt được chữa trị hoàn toàn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng yếu cơ hoặc thở gấp có thể kéo dài nhiều năm.
Dùng Botulinum như một loại vũ khí hóa học
Từ sau vụ 11/9 và lá thư lây bệnh than vào năm 2001, vấn đề các phần tử khủng bố dùng các độc chất hóa học luôn được giới chức nhiều nước quan tâm. Và Botulinum luôn thuộc hàng tốp trong danh sách những tác nhân dùng làm vũ khí hóa học bởi tính chất cực độc của nó. So với loại độc mùi hạnh nhân nổi tiếng Natri xyanua (anh em Conan chắc không còn lạ gì) thì Botulinum độc hơn từ 50 tới 100 lần. Mặt khác, loại vi khuẩn sản sinh ra chất độc lại rất dễ nuôi cấy nên từ đó cũng đễ sản xuất Botulinum trên quy mô vũ khí với lượng lớn.
Tuy nhiên, Nga và Mỹ đều đã từ bỏ việc sử dụng Botulinum do nó không có hiệu quả về mặt vũ khí như bệnh than hoặc đậu mùa. Trên thực tế, việc vũ khí hóa một loại tác nhân sinh học là việc làm cực kỳ khó khăn và phức tạp. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của quá trình vũ khí hóa, người ta phải tìm được cách biến chất độc thành dạng có thể được bảo quản nhưng dễ phát tán khi cần thiết. Dù vậy vẫn không loại trừ khả năng loại chất độc này bị lợi dụng bởi các đối tượng khủng bố nhằm thực hiện hành vi xấu.