Thịt trâu gác bếp đang ngày càng trở lên phổ biến và được yêu thích bởi du khách gần xa mỗi lần đặt chân đến miền Tây Bắc.
Cái vị cay cay của ớt trộn với vị cay nóng của gừng và thơm thơm của mắc khén dường như đã tạo nên dấu ấn, mang hương vị đặc trưng của núi rừng nơi đây. Tuy nhiên, để phân biệt thịt trâu gác bếp và thịt lợn gác bếp và mua được thịt trâu gác bếp ngon thì không phải ai cũng biết. Bài viết này mình sẽ Hướng dẫn cách chọn mua thịt trâu gác bếp Tây Bắc đúng cách, không bị lầm nhé.
Cách chọn thịt trâu gác bếp ngon chuẩn vị Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là khô trâu gác bếp, thịt trâu khô, thịt trâu sấy, là món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái Tây Bắc. Thịt bên ngoài khô có màu sẫm nhưng bên trong thì đỏ tươi, dai và ngọt. Khi ăn có lẫn mùi khói bếp ám lâu ngày, vị cay của ớt, gừng, lại thơm thơm của hạt mắc khén và lá rừng.
Hương vị thịt trâu Tây Bắc đặc trưng đượm mùi khói bếp
Đặc sản thịt trâu gác bếp là món ăn chỉ xuất hiện vào dịp lễ tết ngày xưa của người Thái, nên đây như một món ăn thể hiện sự quây quần của mọi người với nhau. Tính chất dai dai, thịt ngọt thường ăn lâu của món ăn cũng làm mọi người ngồi lâu với nhau hơn.
Cách chọn thịt trâu gác bếp ngon thông qua màu sắc
Với cách chọn thịt trâu gác bếp ngon qua màu sắc thì thịt trâu có hình thức bên ngoài khô, màu nâu thẫm, những phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ, ngọt đậm đà, những thớ thịt trâu màu nâu hồng rất bắt mắt. Còn thịt bò hay thịt lợn thì có màu đỏ.
Cách chọn thịt trâu gác bếp thông qua mùi vị, hình dáng
Khi ăn thịt trâu gác bếp sẽ cảm thấy vị thơm đặc trưng của khói ám lâu ngày, và vị dai ngọt đặc trưng của thịt trâu. Thịt trâu gác bếp có mùi tỏi đặc trưng. Các cụ có câu: Trâu tỏi, bò gừng. Thịt trâu sẽ có mùi mắc khén, hạt dổi, nặng mùi tỏi, còn thịt bò gác bếp thì sẽ có nhiều mùi gừng hơn. Thịt bò thì không có mùi đặc trưng như thịt trâu nên không khó để có thể phân biệt giữa thịt trâu và thịt lợn.
Thịt trâu được cắt thành từng miếng dẹt, dọc theo thớ thịt khoảng một gang tay. Thịt trâu sau khi sấy rất cứng và dày, vì thế để dùng được món thịt trâu khô, trước khi ăn, người dùng sẽ phải lấy búa, chày để dần (đập) mềm thịt ra, nếu là thịt trâu thì miếng thịt sẽ giãn đều ra, còn nếu là thịt lợn miếng thịt sẽ vụn nát
Cách chọn thịt trâu gác bếp thông qua mức giá
Hiện 1 kg thịt trâu tươi có giá từ 250.000 – 280.000/kg, để làm được một kg thịt trâu khô phải mất 3,2 kg thịt trâu tươi. Chính vì thế, giá thịt trâu khô trên thị trường hiện khá đắt, dao động từ 850.000 – 1.100.000 đồng/kg, người làm ăn chân chính cũng chỉ thu lãi được từ 100.000 150.000/kg thịt trâu khô chưa tính phí vận chuyển nếu khách hàng ở xa.
Để làm được 1 kg thịt lợn nái giả trâu, trung bình chủ hàng chỉ mất 2,3 kg thịt lợn nái tươi. Như vậy, mỗi 1 kg thịt lợn nái sấy khô giả trâu chủ hàng đã lãi được 600.000 – 700.000 đồng.
Cách bảo quản thịt trâu gác bếp không bị mốc và lâu nhất
Bảo quản theo cách của người Thái
Thịt trâu khô có thể để cả năm nếu được bảo quản theo cách người Thái
Nếu nhà bạn hoặc người thân xung quanh vẫn còn sử dụng bếp củi thì hãy treo thịt trâu lên, khói bếp sẽ giúp thịt bảo quản được cả năm trời. Khi nào ăn thì cắt thành những miếng nhỏ xuống là được. Đây là cách bảo quản đúng kiểu người Thái và cũng là cách bảo quản lâu nhất.