Đến Pleiku xem tuyển Hoàng Anh Gia Lai đá V.league

HLV Kiatisuk đã đến HAGL đúng thời điểm.

Lịch sử đội tuyển Hoàng Anh Gia Lai

Tiền thân của câu lạc bộ là Đội bóng đá Gia Lai – Kon Tum, thành lập năm 1976. Năm 1991, tỉnh Gia Lai – Kon Tum giải thể. Một số cầu thủ của đội Gia Lai – Kon Tum trở về làm nòng cốt cho đội bóng mới với tên gọi Đội bóng đá Gia Lai. Năm 2001, đội bóng được chuyển sang mô hình bán chuyên nghiệp dưới sự tài trợ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Trước mùa bóng 2002, Chủ tịch đội bóng là Đoàn Nguyên Đức đã gây nên tiếng vang bằng bản hợp đồng với tiền đạo đội trưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan, Kiatisuk Senamuang, danh thủ số 1 Đông Nam Á vào thời điểm đó. Trên những hàng “tít” của báo chí Thái Lan những ngày đó chạy những dòng tít lớn “Hoàng Anh là ai? Gia Lai ở đâu” đầy nhạo báng. Trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam cũng có nhiều lời hoài nghi về khả năng thu hút một cầu thủ đẳng cấp như Kiatisuk về tỉnh lẻ Gia Lai. Tuy nhiên, mọi lời đồn đoán đều chấm dứt vào ngày 17 tháng 2 năm 2002, khi Kiatisuk và đồng đội là tiền vệ Chukiat đến Việt Nam để chuẩn bị thi đấu cho đội bóng.

Đây được coi là một trong những bản hợp đồng thành công nhất của bóng đá Việt Nam. Kiatisuk giúp đội bóng Hoàng Anh Gia Lai lên hạng ngay tại mùa giải năm đó. Kết thúc mùa bóng, đội chính thức được chuyển giao cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai quản lý, đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, trở thành một trong những câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2007 Hoàng Anh Gia Lai đã thành công trong việc ký thỏa thuận với câu lạc bộ bóng đá Anh là Arsenal để mở học viện bóng đá ở Pleiku. Hoàng Anh Gia Lai cũng là đối tác chính của Arsenal trong việc kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á. Sau hai năm, sự phát triển của lứa cầu thủ đầu tiên của học viện được đánh giá là rất hứa hẹn.

Đến mùa giải 2009 là năm Hoàng Anh Gia Lai có sự đầu tư mạnh mẽ để tìm lại ngôi vương. Câu lạc bộ ký được hợp đồng với tuyển thủ quốc gia người Mỹ gốc Việt Lee Nguyễn; ba tuyển thủ quốc gia hay Olympic quốc gia từ Đồng Tháp là Phan Thanh Bình, Đoàn Việt Cường, Dương Văn Pho; cựu tuyển thủ quốc gia người Huế Lê Văn Trương.

Mùa giải 2010, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã có sự thay đổi trong kế hoạch phát triển đội bóng khi sử dụng nhiều cầu thủ trẻ do chính mình đào tạo, thay vì ồ ạt mua sắm như những mùa giải trước. Đồng thời, huyền thoại của câu lạc bộ, cựu tiền đạo người Thái Lan, Kiatisuk được chủ tịch câu lạc bộ Đoàn Nguyễn Đức mời về dẫn dắt đội bóng. câu lạc bộ đã có bước chạy đà khá tốt trước thềm mùa giải mới khi giành chức vô địch giải bóng đá TP. Hồ Chí Minh mở rộng – Navibank Cup 2010.

Kiatisuk trở lại Hoàng Anh Gia Lai

Lứa cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ HAGL Arsenal JMG ngày ấy giờ đã trưởng thành, trở thành trụ cột của đội tuyển Quốc gia (ĐTQG) cũng như của CLB HAGL. Họ đã có đóng góp lớn cho những thành công của bóng đá nước nhà, thế nhưng, tại cấp độ CLB, dường như những đóng góp ấy chưa đủ để lại một lần nữa đưa HAGL lên ngôi vị cao nhất của V-League. Sự trở lại của Công Phượng với đội bóng Phố núi ở V-League 2021 này là thật sự cần thiết để củng cố hàng công của HAGL. Trong cả 2 trận đấu với Viettel và TP.HCM, dù không có mặt ngay ở đội hình xuất phát nhưng khi được tung vào sân, Công Phượng đều ghi bàn và để lại những dấu ấn đậm nét. Một mảnh ghép không thể thiếu cho những trận thắng vừa qua là thủ lĩnh Xuân Trường, đội trường của HAGL thi đấu thăng hoa, chỉn chu trong từng pha bóng, kiểm soát tốt nơi tuyến giữa và không cho đối thủ có cơ hội kiến tạo cho các đồng đội phía trên. Bên cạnh đó, Hồng Duy, Văn Thanh hay Minh Vương cũng thi đấu ngày càng tỏa sáng. Các cầu thủ ngày càng khẳng định mình trong bất kì màu áo nào. Họ đã cùng ĐTQG Việt Nam lập nên nhiều kì tích lớn trên các đấu trường Quốc tế, đem lại vinh quang và niềm tự hào cho dân tộc nhưng có lẽ, điều mà họ luôn mong chờ đó là cùng CLB HAGL giành chức vô địch V-League. Có như vậy, những gì mà họ đã cống hiến mới trở nên trọn vẹn, vừa làm tốt nhiệm vụ Quốc gia, vừa làm tốt nhiệm vụ ở cấp CLB.

HLV Kiatisuk đã đến HAGL đúng thời điểm.
HLV Kiatisuk đã đến HAGL đúng thời điểm.

Cựu HLV đội tuyển Thái Lan có một cuộc tái ngộ như mơ với đội bóng phố núi và chia sẻ thật lòng: “Khi bầu Đức gọi tôi về làm HLV trưởng HAGL, tôi biết ông muốn tôi giúp đội bóng chơi với triết lý bóng đá đẹp, theo kiểu phối hợp bóng ngắn kỹ thuật. Bầu Đức không tạo áp lực cho chúng tôi, nhưng với cá nhân tôi, chơi đẹp phải đi kèm với chiến thắng”. Lý giải kỹ hơn về cách chơi của học trò, Kiatisak bộc bạch: “Sở dĩ chúng tôi chơi bóng ngắn vì đấy là phong cách đặc trưng của các cầu thủ châu Á. Chơi bóng dài với các cầu thủ châu Á nói chung đòi hỏi nhiều hơn về thể lực. Triết lý của tôi ở HAGL, hiện tại hay quá khứ, cả khi tôi từng dẫn dắt đội tuyển Thái Lan, là kiểm soát, chuyển bóng càng nhanh và chính xác càng tốt”. Kiatisuk đang làm tốt vai trò của một HLV ở HAGL, đội bóng đang dẫn đầu giải V.League 2021. Dường như Kiatisuk đến HAGL đúng lúc.

Sân bay Pleiku (Gia Lai) cách trung tâm bao xa? Cách di chuyển từ sân bay đến trung tâm

Sân bay Pleiku ở đâu? Khoảng cách từ sân bay Pleiku tới trung tâm thành phố Pleiku bao xa? Thời gian đi từ sân bay Pleiku về trung tâm hết bao lâu? Nếu bạn đang có những thắc mắc này cần được giải đáp, thì hãy tham khảo bài viết sau.

Sân bay Pleiku (PXU) nằm trên đường 17/3, phường Thống nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc, cạnh Quốc lộ 14.

Sân bay Pleiku Gia Lai
Sân bay Pleiku Gia Lai

Thời gian đi từ sân bay Pleiku (PXU) đến trung tâm bao lâu?

Thời gian đi từ sân bay Pleiku về trung tâm thành phố khoảng 12 – 15 phút, tùy theo cung đường bạn di chuyển cũng như loại phương tiện. Theo chỉ dẫn từ Google Map, cung đường gần và thuận tiện nhất bạn đi theo đường Phạm Văn Đồng có thời gian di chuyển khoảng 12 phút.

Thời gian đi từ sân bay Pleiku về trung tâm thành phố
Thời gian đi từ sân bay Pleiku về trung tâm thành phố

Cách di chuyển từ sân bay Pleiku đến trung tâm Pleiku

Từ sân bay Pleiku (Gia Lai), để di chuyển về trung tâm thành phố bạn có thể sử dụng các loại phương tiện như: Dịch vụ xe đưa đón sân bay, xe bus hoặc đi taxi.

Dịch vụ xe đưa đón

Bạn có thể sử dụng dịch vụ xe đưa đón sân bay Pleiku, với giá chỉ từ 100.000đ/người, thích hợp với nhóm đông người. Để sử dụng dịch vụ này bạn cần liên hệ trước hoặc mua vé tại quầy ở sân bay.

Xe bus

Xe bus từ sân bay Pleiku về trung tâm thành phố giá rẻ, phù hợp với những ai muốn tiết kiệm chi phí đi lại và mang theo ít hành lý. Bạn có thể bắt xe bus ở khu vực trước cửa sân bay, giá khoảng 8.000đ/lượt.

Taxi

Nếu muốn di chuyển nhanh chóng, bạn có thể đi taxi từ sân bay Pleiku về trung tâm với giá dao động 70.000đ/lượt. Các hãng taxi uy tín như: Huy Hoàng, Phú Quý, Tre Xanh, Mai Linh, Hùn Nhân.

Đi taxi từ sân bay Pleiku về trung tâm thành phố
Đi taxi từ sân bay Pleiku về trung tâm thành phố

Ngoài ra, để đi từ sân bay về trung tâm thành phố Pleiku bạn cũng có thể thuê xe ôm hay thuê trước xe máy và hẹn giao xe tại sân bay để di chuyển về trung tâm.

Khoảng cách từ sân bay Pleiku đến địa điểm tham quan của Pleiku

Sau khi hạ cánh tới sân bay Pleiku nếu vẫn chưa tới giờ check-in khách sạn, bạn có thể khởi hành đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Pleiku như:

Biển Hồ Chè

Biển Hồ Chè là sự kết hợp độc đáo giữa hồ nước trong xanh và đồi chè xanh bạt ngàn. Ghé thăm biển Hồ Chè bạn sẽ được thả hồn mình thư giãn và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, cùng chụp hình sống ảo đẹp lung linh.

Sân bay Pleiku cách biển Hồ Chè khoảng 10km.

Biển Hồ T’nưng

Biển Hồ T’nưng được ví như “đôi mắt Pleiku” thơ mộng, với nước trong xanh và phong cảnh hoang sơ. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động và sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp thu hút du khách tham quan.

Sân bay Pleiku Gia Lai cách biển Hồ T’nưng khoảng 9km.

Biển Hồ T’nưng
Biển Hồ T’nưng

Nhà tù Pleiku

Bên cạnh khám phá phong cảnh thiên nhiên, thì nhà tù Pleiku cũng là điểm đến tìm hiểu lịch sử được nhiều du khách yêu thích. Ghé thăm nhà tù bạn sẽ được tận mắt chứng kiến hình ảnh tra tấn tàn bạo dưới thời thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và thể hiện lòng yêu nước, dân tộc hơn.

Sân bay Pleiku cách nhà tù Pleiku khoảng 6km.

Đỉnh núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng là nơi có ngọn núi lửa Chư Đăng Ya nổi tiếng, để chinh phục đỉnh núi này bạn cần leo bộ hơn 1000m. Khi lên tới đỉnh bạn sẽ choáng ngợp với phong cảnh xung quanh bao la, mây trời bạt ngàn, hùng vĩ. Đặc biệt, nếu tới vào mùa hoa dã quỳ bạn sẽ được thỏa sức chụp hình cùng sắc vàng rực rỡ.

Sân bay Pleiku cách đỉnh núi Hàm Rồng khoảng 18km.

Đặt vé máy bay giá rẻ đi Pleiku

Sau đây là vé máy bay giá rẻ của một số tuyến bay có điểm đến là sân bay Pleiku Gia Lai

Điểm khởi hànhĐiểm đếnGiá vé từ
Hà NộiPleiku390.000đ
Hồ Chí Minh99.000đ

Giá vé mang tính chất tham khảo

Giá có thể thay đổi tùy thời điểm đặt dịch vụ

Bạn đang có dự định đặt vé máy bay giá rẻ đi Pleiku, nhưng vẫn chưa nắm rõ những thao tác săn vé hoặc không có thời gian canh khuyến mãi.

Đến Pleiku xem bóng đá tuyển Hoàng Anh Gia Lai, đừng quên ghé qua những địa điểm đẹp mê hồn

1. Biển hồ T’ nưng – Đôi mắt của Pleiku

Đường đi: Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km theo hướng Tây Bắc.

Hồ T’nưng là nơi nguồn nước sinh hoạt quan trọng cung cấp cho Pleiku. Người ta ví Biển Hồ là viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt đẫm lệ” của phố núi Pleiku và là nơi khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho giới văn nghệ sĩ. Cái tên Tơ Nưng còn được gọi là T’Nưng hay Tơ Nuêng theo tiếng địa phương, nghĩa là “biển trên núi” bởi đây là hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành trên miệng núi lửa đã ngưng phun trào từ trăm triệu năm qua.Khi có gió to, mặt hồ thường tạo sóng nên mới gọi là biển hồ.

Hồ T’nưng - Hồ trên núi.
Hồ T’nưng – Hồ trên núi.

Người ta vẫn truyền tai nhau truyền thuyết Biển Hồ Tơ Nưng rằng, ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Bỗng một hôm, núi lửa rung chuyển vùi lấp cả làng xuống vực sâu. Những người may mắn sống sót, khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt đọng thành biển hồ T’nưng.

Hoạt động câu cá ở hồ.
Hoạt động câu cá ở hồ.

Con đường vào biển Hồ với những rặng thông ở hai bên rồi những bậc thang tam cấp đá đưa chúng tớ xuống gần hồ hơn. Ở khoảng cách gần, tớ được ngắm nhìn làn nước trong xanh, phẳng lặng trong âm thanh kì diệu của thiên nhiên: tiếng thông reo trong gió, được đứng dưới tán cây xanh cổ thụ uy nghi soi bóng xuống mặt hồ. Chiều tới, ở hồ có hoạt động như câu cá hay nếu muốn mua quà kỉ niệm thì bạn dừng chân ở cổng, ở đó có hàng bán tranh khắc rất kỳ công cùng những xe hoa quả rất hấp dẫn đó!

Hàng tranh khắc ở cổng Hồ.
Hàng tranh khắc ở cổng Hồ.
Cây đa cổ thụ.
Cây đa cổ thụ.

2. Biển Hồ Chè

Đường đi: Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 13 km, nằm trên địa phận huyện Chư Pah và cùng đường đi hồ T’nưng.

Đi cùng với cái tên Hồ T’nưng, người ta không thể không nhắc đến Biển hồ chè cũng nổi tiếng không kém. Địa điểm này cùng đường đi hồ T’nưng nên chúng tớ đã kết hợp khám phá 2 địa danh trong cùng một ngày. Cái tên biển hồ chè ra đời bởi sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn nằm trên bờ bắc Biển Hồ. Để đến với đồi chè, chúng tớ không chỉ đi qua con đường quốc lộ mà còn qua những con đường đất nhỏ đầy thơ mộng hay những rặng hoa cúc vàng rực rỡ trong nắng.

Con đường vào Biển hồ chè.
Con đường vào Biển hồ chè.
Những bông cúc vàng.
Những bông cúc vàng.

Chúng tớ đi sâu vào trong đồi chè, đó là màu xanh tươi mát của lá chè cùng thoang thoảng hương thơm của lá chè len lỏi vào trong trái tim của chúng tớ. Mọi ưu phiền như tan biến trước nương chè trải dài ngút tầm mắt, dường như màu xanh của lá chè như làm người ta căng tràn nhựa sống hơn. Chiều chiều, thấp thoáng bóng dáng người nông dân đi chăm chè. Dưới ánh nắng mặt trời, biển chè xanh mênh mông như thêm phần rực rỡ hơn.

Đồi chè ngút tầm mắt.
Đồi chè ngút tầm mắt.
Cái cây cô đơn.
Cái cây cô đơn.

Đặc biệt trên đường vào Biển hồ chè, chúng tớ còn phát hiện cây cô đơn nằm bên hồ, chỉ cần đứng dưới cây, bạn sẽ có ngay những tấm hình lung linh nhé! Rỉ tai bạn thêm một background “sống ảo” nữa ở Biển Hồ chè là cây cầu dây bắc sang con đường đi T’nưng nữa đó!

Cầu dây.
Cầu dây.
Cầu dây sang hồ T’nưng.
Cầu dây sang hồ T’nưng
Con đường đi ra biển hồ.
Con đường đi ra biển hồ
Một tấm hình với chiếc cầu dây nào!
Một tấm hình với chiếc cầu dây nào!

3. Chùa Bửu Minh

Đường đi: Nằm cách trung tâm TP. Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah).

Giữa lòng đồi chè, có một nơi linh thiêng cửa Phật, đó là chùa Bửu Minh. Là một trong những ngôi chùa ra đời sớm nhất Gia Lai, chùa đã gắn liền với đồi chè hơn 50 năm, được xây dựng lại từ một cái am nhỏ và ngôi chùa Phật học. Ngôi chùa mang tâm linh của bao thế hệ người trồng chè, của bao mùa vụ chè. Với quy mô chánh điện hơn 500 m2, cao gần 50 m, chùa Bửu Minh là niềm tự hào của mọi người ở đồi chè nói riêng và người Pleiku nói chung.

Giữa lòng đồi chè, có một nơi linh thiêng cửa Phật.
Giữa lòng đồi chè, có một nơi linh thiêng cửa Phật.
Mái có thiết kế đặc biệt.
Mái có thiết kế đặc biệt.

Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ cùng mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan. Nét riêng của chùa Bửu Minh là mái chùa được tạo dáng cao vút và thanh thoát như mái nhà rông Tây Nguyên. Không gian sân chùa còn được cách điệu bởi những ngôi tháp nhỏ đặt nối tiếp nhau cùng với chiếc cầu dẫn vào nơi đặt tượng Phật nằm.

Khuôn viên của chùa.
Khuôn viên của chùa.

4. Đập Tân Sơn

Đường đi: Nằm cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 25 km về hướng Bắc,thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng.

Ngày cuối cùng ở thành phố Pleiku, chúng tớ quyết định khám phá Đập Tân Sơn. Đập thủy lợi này nằm trên một ngã rẽ của con đường đến núi lửa Chư Đăng Ya. Không chỉ là công trình nhân tạo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân nơi đây (trữ nước để nuôi dưỡng một vùng canh tác nông nghiệp rộng lớn trong những tháng Tây Nguyên bước vào mùa khô hạn) mà đập Tân Sơn còn là một điểm du lịch đẹp hoang sơ không thể bỏ qua khi tới Gia Lai đó!

Con đường nhựa để tham quan hồ.
Con đường nhựa để tham quan hồ.
Trời đổ cơn mưa.
Trời đổ cơn mưa.

Chúng tớ ghé đập thủy lợi Tân Sơn buổi sáng, khi ấy trời mưa nhỏ. Mấy đứa mặc áo mưa đi bộ bờ đê – con đường nhựa để tham quan đập. Một dải nước xanh ngọc trải dài ngút tầm mắt của người lữ khách. Hai bên đập là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ trải dài. Tựa lưng vào chân núi Tiên Sơn, hồ chứa hứng trọn nguồn “nước trời” từ hàng trăm con rạch, suối chảy về đây.

“Sống ảo”.
“Sống ảo”.

Lòng hồ trơ lên những dải đất đỏ như con lươn, những gốc thông khô rút dần khỏi mặt nước, vài nhánh thông xám bạc trơ trọi còn lại sau nhiều ngày ngâm nước khiến cho khung cảnh ven hồ trở nên “ma mị” như ta đang đi lạc giữa một khu rừng Taiga…. Tớ đi đập vào mùa mưa, Tân Sơn khi ấy mang một vẻ đẹp khác, đặc biệt chuyến “trekking ngắn” vào sâu trong rừng, men theo con đường ra sát hồ càng làm chúng tớ “vỡ òa” trước vẻ đẹp của đập nước.

Khám phá đập Tân Sơn.
Khám phá đập Tân Sơn.
Cảnh đẹp nên thơ.
Cảnh đẹp nên thơ.
Mà không kém phần hoang sơ.
Mà không kém phần hoang sơ.

5. Gợi ý thêm địa điểm ăn ngon ở thành phố Pleiku

Phở “2 tô” – Phở Hồng

  • Địa chỉ: 22-24 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hội Thương
  • Giá: 40.000 VND / tô
Phở “2 tô” - đặc sản của phố núi.
Phở “2 tô” – đặc sản của phố núi.

Khu chợ Mới

Bánh ram ít.
Bánh ram ít.
Bát bánh canh hấp dẫn.
Bát bánh canh hấp dẫn.

Lụi nướng – Chả lá lốt

  • Địa chỉ: Lụi nướng bà Sáu – 122 Cao Bá Quát
  • Giá: 3.000 VND / xiên
Món ăn chơi phổ biển ở Pleiku.
Món ăn chơi phổ biển ở Pleiku.

Khu phố ăn uống Hai Bà Trưng

Địađiểm này không hề được gợi ý trên mạng bạn nhé, chúng tớ đi dạo gần khu nghỉ và phát hiện ra đó.

Dãy phố ẩm thực chỉ mở buổi tối.
Dãy phố ẩm thực chỉ mở buổi tối.
Xôi măn 10.000 VND / đĩa.
Xôi măn 10.000 VND / đĩa.
Sữa chua hoa quả ở đây siêu ngon bạn nhé!
Sữa chua hoa quả ở đây siêu ngon bạn nhé!

Chắc hẳn người ta không còn xa lạ với những câu hát bùng chát “chất tình” của nhạc sĩ Nguyễn Cường – người nặng duyên với mảnh đất Tây nguyên:“Em đẹp thế Pleiku ơi /Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi /Không dám nhìn vào đôi mắt ấy /Ðôi mắt Pleiku biển hồ đầy”. Đến đây rồi mới hiểu sao người ta lại nặng tình với Gia Lai đến thế.

Gợi ý Đặc sản Gia Lai mua về làm quà

Cà phê

Nhắc đến Gia Lai, chúng ta không thể không nhớ đến món đặc sản vô cùng thơm ngon và được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này – cà phê Gia Lai. Cà phê nguyên chất, vị đắng không gắt, nhẹ, hơi ngọt, không đọng lại lâu vị đắng trong miệng, uống nước trà hay nước lọc tráng miệng là hết ngay. Hiện nay, sự phát triển không ngừng của xã hội. Đòi hỏi nhiều nhu cầu dịch vụ cũng như chất lượng cuộc sống tăng cao. Đặc biệt, trong thị trường cà phê và đối riêng với cà phê nguyên chất. Càng ngày được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Bởi hương vị mà nó mang lại là sự cảm nhận đầy tuyệt vời.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận và không có kinh nghiệm, nhất là kiến thức về chế biến cà phê còn hạn chế. Nên trên thị trường cà phê Việt nam còn rất hỗn độn, quá nhiều cơ sở chế biến cà phê ra đời, người tiêu dùng rất phân vân khi lựa chọn cho mình một loại cà phê ngon, thực phẩm an toàn. Nhiều cơ sở kinh doanh mạnh, tiếp thị rầm rộ nhưng thực chất cà phê chưa đạt được chất lượng và nhất là thực phẩm an toàn (dùng hoá chất quá nhiều) Hãy tìm hiểu rõ về cà phê nguyên chất Gia Lai, để chính bạn sẽ chọn được cho mình sản phầm cà phê chất lượng tốt nhất!

Lựa chọn những trái cà phê chín đỏ, đẹp mắt cùng dây chuyền sản xuất hiện đại đã cho ra đời thức uống được nhiều người ưa chuộng. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa tinh hoa đất – trời càng khiến cho người thưởng thức khó có thể quên được chỉ sau một lần thử. Đặc biệt, lựa chọn mua cà phê về làm quà cho người thân hay bạn bè cũng là quyết định thông minh của bạn.

Tham khảo địa chỉ:

  • Thưởng thức trực tiếp tại quán cà phê cô Thu Hà, tại sô 9 Nguyễn Thái Học, Pleiku, Gia Lai.
  • Mua về làm quà, bạn có thể ghé qua các cửa hàng bán cà phê uy tín trong khu vực Gia Lai.

Thịt bò khô

Bò khô Gia Lai là loại bò khô được chọn từ những con bò tự nhiên, được chăn thả vùng đồi núi rừng ở Gia Lai. Để chế biến được món bò này, nhà sản xuất phải trực tiếp chọn những con bò có cơ bắp săn chắc nhất, đảm bảo không quá mở nhưng cũng không quá ốm, điều này thực sự khó khăn khi đàn bò là những con bò thả tự nhiên.Sau khi chọn xong, nhà sản xuất món bò khô này phải chọn những ngày thời tiết tốt để sau khi mổ thịt xong thì thịt bò được đem đi phơi nắng, đặc biệt hơn là thịt bò phải phơi dưới cái nắng giòn, khô của vùng này. Vì cách chế biến vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều yếu tố, vì vậy mà món bò khô Gia Lai này rất hiếm và được nhiều thực khách săn đón.

Vì là được phơi dưới nắng, sau đó đem đi chế biến với các loại gia vị, thịt bò khô sẽ giữ được hương vị ngọt nhất của từng thớ thịt. Đặc Sản Làm Quà chuyên phân phối các loại thịt bò khô Gia Lai, bò một nắng Gia Lai. Khi đem ra ăn, bạn cần nướng lại miếng thịt trên than hồng, hương vị sẽ lan tỏa rộng hơn, kích thích thính giác vô cùng. Một chút tương ớt làm hài hòa món ăn, thưởng thức cùng một ly bia lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn.

Tham khảo địa chỉ:

  • Cơ sở Gia Lai: 212 Hùng Vương, Thị trấn Phú Túc, Huyện Krông Pa
  • Chi nhánh Sài Gòn: 11 Lô 1, Cư Xá Thanh Đa, P27, Quận Bình Thạnh
  • Bomotnangkrongpa.com.
Thịt bò khô Gia Lai
Thịt bò khô Gia Lai

Mật ong

Gia lai có diện tích đồi núi lớn với những cánh rừng xanh bạt ngàn, trải dài. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Diện tích rừng lớn cũng tạo điều kiện cho các loài ong sinh trưởng, phát triển và làm mật. Từ đó tạo nên loại đặc sản mật ong rừng Gia Lai trứ danh. Để có được những lít mật ong rừng thơm ngon, chất lượng, những người thợ phải lặn lội vào tận trong rừng sâu. Theo dõi, quan sát tập quán sinh học của loài ong. Từ đó biết được ong thường làm tổ những nơi nào, mùa nào thì cho mật nhiều và ngọt nhất. Sau khi lấy về, mật ong được vắt riêng ra và bảo quản trong những chai thủy tinh để giữ được chất lượng tốt nhất.

Mật ong hầu như có ở khắp nơi trên cả nước. Nhưng dường như không ở đâu sánh được với mật ong rừng Gia Lai. Bởi nơi đây là vùng đất đỏ 3 gian trù phú màu mỡ của Tây Nguyên, khí hậu 2 mùa mưa nắng rõ rệt, các loại hoa rừng phong phú và đa dạng giúp ong dễ dàng tìm được hoa để làm mật, mang lại những giọt mật ngon ngọt, chất lượng nhất. Mật ong rừng Gia Lai có mùi thơm tự nhiên, màu vàng óng ánh, trong suốt, độ đặc quánh cao. Để càng lâu độ kết dính càng cao. Khi để trong tủ lạnh không bị đóng đường dưới đáy và không bị đông lại. Khi lắc nhẹ sẽ có khí ga nổi lên. Lấy đũa quấy vẫn giữ nguyên độ trong của mật ong, trong khi mật nuôi hay mật pha tạp sẽ bị chuyển sang màu đục. Khi ăn có vị ngọt thanh khiết, không bị cảm giác ngọt khé cổ như mật ong nuôi bằng đường.

Tham khảo địa chỉ:

  • Khu chợ trung tâm Pleiku, Phường Diên Hồng, Pleiku, Gia Lai.
Mật ong Gia Lai
Mật ong Gia Lai

Rượu cần

Ấn tượng khó quên của khách phương xa khi đến Tây Nguyên là những ống cơm lam thơm ngát và ché rượu cần say nồng. Hai thức dùng đã trở thành đặc sản linh thiên trong lòng người dân bản địa.. Đi Tây Nguyên mà không uống rượu cần thì coi như chưa đến được với Tây Nguyên… Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hủ, ché hoặc bình không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng cần làm bằng lồ ô hay trúc đục thông lỗ để uống rượu. Rượu cần quý vì nhiều lẽ, người dân Tây Nguyên cho rằng rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, mỗi khi cúng giàng hay tế thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Hơn nữa rượu cần còn được làm khá công phu từ lương thực hàng ngày của đời sống con người – quý cũng vì lẽ đó.

Hiện nay rượu cần không chỉ là thức uống dành riêng cho đồng bào mà đã được thương mại hóa đem xuống miền xuôi bán cho du khách gần xa. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Tây Nguyên đã đưa rượu cần vào kinh doanh, bày bán ở các khu du lịch, điểm tham quan, nhà hàng…như một cách giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân bản địa. Xa hơn rượu cần còn là cầu nối giao lưu văn hóa, tình cảm giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau. Ngoài giá trị vật chất đơn thuần rượu cần con mang giá trị tinh thần sâu sắc, là một phần hồn, là nét văn hóa đặc sắc của đất và người Tây Nguyên.

Tham khảo địa chỉ:

  • Cửa hàng rượu cần tại số 910 Lê Duẩn, Chư Á, Pleiku, Gia Lai.
Rượu cần Gia Lai
Rượu cần Gia Lai

Muối kiến vàng

Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Gia Lai. Muối kiến vàng là muối được làm từ con kiến vàng. Kiến, một con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao: đạm từ 42-67%, có 28 loại acid amin và rất nhiều khoáng chất. Kiến vàng là loài côn trùng chuyên săn mồi trên tán lá cây cao. Đặc biệt, vườn cây ăn quả mà có kiến vàng sẽ cho quả ngọt, mọng nước và ít sâu bọ hơn. Kiến vàng đốt rất đau. Chính vì thế, công đoạn khó khăn nhất để làm muối kiến vàng chính là bắt kiến. Tùy theo thổ nhưỡng từng vùng, đặc thù của rừng cây mà loài kiến vàng thường làm tổ trên những ngọn cây ở độ cao thấp khác nhau. Những người bắt kiến nhiều kinh nghiệm sẽ nhận biết được khi nào tổ kiến có nhiều trứng, đó là khi bên ngoài tổ có một màng trắng bạc. Họ sẽ dùng cây sào để khều tổ kiến từ trên cây xuống, cho nguyên tổ kiến vào thau nhôm. Sau khi rũ bỏ hết rác lá, sẽ còn lại kiến và trứng kiến.

Tiếp theo là công đoạn rang sơ kiến và cả trứng kiến vàng trên chảo nóng cho đến khi kiến khô, chín thơm. Sau đó, cho kiến vào cối, thêm ớt, muối, bột ngọt và giã nhỏ. Tùy khẩu vị của từng vùng miền mà muối kiến vàng được chế biến theo các cách khách nhau. Mùa kiến ngon nhất là lúc kiến đẻ trứng. Lúc này, vị chua thanh của kiến cộng hưởng với vị ngọt bùi của trứng, vị ớt cay xè và mằn mặn của muối biển sẽ tạo nên một món chấm rất lạ miệng và hấp dẫn.

Muối kiến vàng thường có mặt trong những bữa ăn của người dân Gia Lai. Muối kiến vàng có thể ăn không hoặc ăn kèm với cơm nóng, thịt luộc, thịt nướng nhưng đậm đà nhất là ăn với thịt bò, nai một nắng. Muối kiến vàng cũng rất tuyệt khi kết hợp với cóc, xoài hay ổi. Đến Gia Lai, các bạn hãy thưởng thức ngay muối kiến vàng, bạn sẽ hiểu tại sao đây lại được xem như một đặc sản của vùng đất cao nguyên.

Tham khảo địa chỉ:

  • Cơ sở Gia Lai: 212 Hùng Vương, Thị trấn Phú Túc, Huyện Krông Pa
  • Chi nhánh Sài Gòn: 11 Lô 1, Cư Xá Thanh Đa, P27, Quận Bình Thạnh
  • Bomotnangkrongpa.com.

Muối kiến vàng