Đặc sản Gia Lai: Top 8 đặc sản ngon nhất

Đặc sản Gia Lai: Top 8 đặc sản ngon nhất

Đặc sản Gia Lai, đừng quên những đặc sản sau khi đến Gia Lai: Cơm lam gà nướng; phở khô Gia Lai;  Muối kiến vàng; Gỏi lá rừng, Cà phê chồn; Thịt bò nướng ống Pleiku;  Bún mắm cua; Bún mắm nêm; Mật ong rừng…

Đặc sản Gia Lai: Nấm linh chi rừng
Nấm linh chi rừng Gia lai cho cơ thể khỏe mạnh tinh thần thoải mái, có thể dùng nấm linh chi lâu dài với số lượng lớn là không có tác dụng phụ.

Nấm linh chi rừng (Nấm hồng chi) Gia lai được hái ở Rừng nguyên sinh. Nấm được hấp thụ tinh hoa của đất trời, không có hóa chất, chất kích thích. Nấm Linh chi ở đây rất tốt cho sức khỏe, chống nhiều loại bệnh tật.

Nấm linh chi Gia Lai với những hiệu quả, công dụng tuyệt vời xứng đáng trở thành món quà không thể thiểu cho du khách thập phương.

MUỐI KIẾN VÀNG – ĐẶC SẢN GIA LAI

Đặc sản Gia Lai: MUỐI KIẾN VÀNG
Chỉ cần nếm thử một lần món muối kiến vàng cũng có thể gây thương nhớ cho khách du lịch.

Muối kiến vàng có vị ngậy ngậy của thịt kiến, vị chua và mùi thơm của các loại gia vị, quả đúng là vùng đất Gia Lai có rất nhiều món lạ và thú vị.

Kiến sẽ được rang qua trên lửa cho chín tái rồi giã nhỏ cùng với muối hạt to, ớt thật cay, một chút hành phi khô và cộng thêm một số loại lá cây rừng…

Muối kiến vàng là một món muối chấm thịt nướng ngon đúng chuẩn của vùng núi Tây Nguyên. Đây là một món đặc sản có một không hai của vùng này.

GỎI LÁ RỪNG – MÓN NGON GIA LAI

Đặc sản Gia Lai: gỏi lá Tây Nguyên
Gỏi lá Tây Nguyên – món ăn nằm trong top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á. Du khách tới đây thưởng thức đều công nhận hương vị ngon “khó cưỡng” mà món ăn này mang lại.

Món ăn này nhìn vào chỉ thấy toàn lá và lá. Ước tính, mỗi mâm đúng chất gỏi lá Tây Nguyên nói chung, phố Núi Pleiku nói riêng có tới 30 loại lá khác nhau như: Cải, tía tô, sung, đinh lăng, mơ, hành, húng… Trong đó có những loại lá chỉ núi rừng Tây Nguyên mới có.

Gỏi lá không thể chỉ có lá mà còn có nước chấm được làm từ gạo nếp ăn kèm với thịt ba chỉ, tôm luộc và bì heo thái sợi trộn thính. Gỏi lá có sức hấp dẫn kỳ lạ với du khách thập phương khi đến với mảnh đất này.

PHỞ KHÔ GIA LAI – ĐẶC SẢN GIA LAI

Đặc sản Gia Lai: PHỞ KHÔ GIA LAI
Phở khô Gia Lai một cái tên khiến nhiều người phải thắc mắc về cách thưởng thức nó.

Vị dai mềm của bánh phở hòa quyện cùng nước tương và nước súp trong vắt ngọt bùi là những gì bạn có thể cảm thấy khi thưởng thức phở khô của miền đất đỏ Tây Nguyên.

Ngoài sợi phở, nước dùng cũng là thành phần quan trọng làm nên sự ngon miệng cho món ăn. Nước súp của phở khô Gia Lai trong veo và có vị thanh ngọt rất ngon miệng.

Phở khô nhất thiết phải được ăn kèm với tương nâu, tóp mỡ, hành khô thái lát mỏng, phi với dầu cho ruộm vàng, là giá trụng, rau húng quế, ngò gai, ớt…

Món ăn được mệnh danh như một thứ “quà” đặc sản mà người dân Gia Lai đã gửi đến các vùng miền khác của đất nước. Đừng bỏ qua nó khi bạn đến Gia Lai.

BÒ MỘT NẮNG – ĐẶC SẢN GIA LAI

Đặc sản Gia Lai: Bò một nắng
Bò một nắng Krong Pa – bomotnangkrongpa.com

Bò Một Nắng được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng.  Khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.

Món ngon Pleiku này hấp dẫn thực khách không chỉ bởi tên gọi mà chỉ cần ngửi mùi thịt thôi cũng kích thích vị giác rồi. Một mùi hương thơm phức và béo ngậy, mang đậm nét thiên nhiên núi rừng hoang sơ.

Chắc chắn bạn sẽ vẫn còn lưu luyến hương vị thơm ngon của món bò một nắng sau chuyến du lịch Gia Lai.

CƠM LAM GÀ NƯỚNG – ĐẶC SẢN GIA LAI

Đặc sản Gia Lai: Gà nướng cơm lam
Gà nướng ăn với cơm lam được xem như một đặc sản đáng tự hào mà người Gia Lai thường giới thiệu với khách phương xa.

Gà được người dân nuôi ở các mé rừng, với kiểu chăn thả tự do. Gà tại đây thịt săn chắc, da mỏng. Gà làm món nướng thường hơn 1kg, gà làm xong để ráo nước, được đâm thủng nhiều chỗ trên da trước khi ướp gia vị nên trông không đẹp mắt.

Gà được tẩm ướp các nguyên liệu như hương mật ong, hương tỏi, sả, ngũ vị hương, không nướng trên vỉ mà được kẹp vào thân tre, một cây tre là mỗi con gà. Cây tre sau đó được cắm xuống đống than hồng. Mỗi lượt nướng có hàng chục con gà.

Nguồn: KontumTrip