Anan Saigon – Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Anan Saigon là cái tên luôn xuất hiện trong danh sách những nhà hàng được đánh giá cao nhất bởi các chuyên gia ẩm thực.Trước khi nhận sao Michelin, Ănăn Saigon đã giành được Giải thưởng Nhà hàng Tốt nhất Việt Nam trong khuôn khổ 50 Nhà hàng Tốt nhất Châu Á vào 2021 và 2023.

Từ Asia’s 50 Best Restaurants” (50 nhà hàng tốt nhất châu Á)

Lễ trao giải “Asia’s 50 Best Restaurants” (50 nhà hàng tốt nhất châu Á) diễn ra tại Singapore ngày 28/3/2022

Singapore và Thái Lan là hai đất nước có nhiều đại diện lọt top 50 nhất trong năm nay, với 9 nhà hàng.

Đáng chú ý, Việt Nam có một đại diện xếp hạng thứ 40 là Anan Saigon, nằm tại Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà hàng gây “thương nhớ” với thực khách bằng những món ăn đặc trưng của từng vùng miền như bánh xèo, chả cá, bún chả, phở, bánh nhúng,… theo một phong cách rất độc đáo và tinh tế. Nhà hàng mở cửa từ 17h các ngày trong tuần, trừ thứ hai.

Đây không phải lần đầu tiên Anan Saigon có mặt trong bảng xếp hạng, nhà hàng này cũng từng lọt top 50 vào năm 2021.

Đầu bếp Peter Cường Franklin của Anan Saigon từng theo học tại Le Cordon Bleu – Học viện đào tạo ẩm thực và quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn lâu đời nhất thế giới và có thời gian trau dồi kinh nghiệm tại các nhà hàng nổi tiếng thế giới như Caprice ở Hong Kong (Trung Quốc), Alinea ở Chicago (Mỹ).

Ông đã khéo léo kết hợp hiểu biết của mình về hương vị món ăn đường phố Việt Nam với những kỹ thuật nấu nướng hiện đại.

Đến ngôi sao Michelin: Nâng tầm món Việt với bánh mì, tô phở giá 2,3 triệu đồng, nằm trong khu chợ cũ

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Tối ngày 6/6, lễ công bố danh sách nhà hàng được Michelin Guide tuyển chọn tại Hà Nội và TP HCM đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Tại sự kiện, đã có 4 nhà hàng Việt Nam nhận được ngôi sao Michelin danh giá, trong đó có 3 nhà hàng tại Hà Nội và 1 nhà hàng tại TP HCM. Tất cả đều nhận được một sao Michelin – tức là món ăn có chất lượng cao, xứng đáng để thực khách dừng chân thưởng thức.

Một trong 4 nhà hàng được gọi tên là Ănăn Saigon, chính là nhà hàng duy nhất tại TP.HCM góp mặt trong danh sách. Nhà hàng được thành lập bởi bếp trưởng kiêm ông chủ Peter Cuong Franklin, mở cửa đón khách từ tháng 4/2017. Ông Peter Cuong Franklin là đầu bếp người Mỹ gốc Việt, từng học tại Le Cordon Bleu và được đào tạo tại các nhà hàng nổi tiếng thế giới như Caprice ở Hong Kong, Alinea ở Chicago và Nahm ở Bangkok.

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin
Bếp trưởng kiêm ông chủ Ănăn Saigon – Peter Cuong Franklin

Nhà một nhà hàng fine-dining nhưng thay vì toạ lạc tại các toà nhà cao tầng sang trọng, Ănăn Saigon lại nằm bên cạnh một khu chợ cũ Tôn Thất Đạm.

“Nhiều người nghĩ tôi mất trí bởi họ cho rằng tôi mở nhà hàng cao cấp tại khu chợ truyền thống thì sẽ không ai đến, vì nó không an toàn và còn bẩn nữa. Và đúng là chúng tôi không có nhiều khách vào thời gian đầu. Phải mất khoảng 6 tháng để mọi người hiểu thêm về món ăn của chúng tôi và những gì chúng tôi đang làm. Và từ đó nhiều người bắt đầu đến nhà hàng hơn” , ông Peter Cuong nói trong một cuộc phỏng vấn với VTV.

Theo vị đầu bếp, việc trải nghiệm một nhà hàng ở gần khu chợ truyền thống, mọi người sẽ có trải nghiệm thực tế, gặp những những người bán rau, bán thịt thay vì tại một khách sạn sang trọng nhưng tách biệt với đời sống bên ngoài. Điều này giúp món ăn trở nên chân thực hơn.

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Ông Peter Cuong cho rằng khái niệm nhà hàng cao cấp hay fine-dining đã thay đổi rất nhiều, không chỉ dừng lại ở những chiếc khăn trải bàn đẹp, những người phục vụ với đồng phục chuẩn chỉnh,…,

“Món ăn cao cấp có thể chỉ đơn giản là tô bún chả ngoài đường, miễn là nó được nấu ngon với sự cẩn thận và chú tâm nhất định”, ông chủ Anan Saigon cho hay.

Tại Ănăn Saigon, ông Peter Cuong kết hợp kiến thức sâu rộng của mình về hương vị ẩm thực đường phố Đông Nam Á với các kỹ thuật quốc tế đương đại. Và không khó để tìm thấy những món ăn Việt Nam trong thực đơn của nhà hàng này.

Một trong những món ăn nổi tiếng tại ĂnănSaigon là món Caviar Bánh Nhúng, lấy cảm hứng từ món bánh waffle truyền thống thường thấy ở các chợ ẩm thực đường phố ở Việt Nam, kết hợp với cách chế biến bánh tart cổ điển của Pháp. Vỏ bánh tart được thay thế bằng một loại bánh ngọt hình hoa thị nhẹ và giòn của Việt Nam được làm từ bột gạo và trứng, bên trên là trứng cá hồi, cá hồi hun khói và kem tươi.

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin
Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Ngoài ra, còn nhiều món ăn mang bản sắc Việt Nam khác như cuốn, gỏi, phở, bánh mì,… được bày trì tinh tế, đẹp mắt.

Một món ăn gây chú ý trong menu của Ănăn Saigon là tô Phở, bánh mì có giá 100 USD (hơn 2,3 triệu đồng), được thực hiện bởi chính tay đầu bếp Peter Cuong. Nói với Vietcetera, bếp trưởng Anan Saigon chia sẻ: “Tôi chắt lọc tinh túy từ thành công của tô phở 100 USD để xây dựng tô phở 10 USD hội tụ đầy đủ tinh hoa của món phở tái chín. Phở của chúng tôi khác biệt vì dùng kỹ thuật nấu cách tân và nguyên liệu hảo hạng để đạt sự cân bằng lý tưởng giữa nước dùng, sợi phở, lát thịt bò và hương liệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm và điều chỉnh để ngày một chạm gần đến tô phở trong mơ ấy” .

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

“Ổ bánh mì 100 USD phần nào nói lên nỗ lực cách tân và đưa đồ ăn Việt lên một tầm mới. Chúng tôi kết hợp nguyên liệu quý hiếm vào những món ăn khiêm nhường này, cùng lúc duy trì độ cân bằng và nét mộc mạc trường tồn của đồ ăn Việt”.

Với tâm huyết nâng tầm các món ăn Việt, nhà hàng Ănăn Saigon đã dành được không ít giải thưởng quốc tế danh giá. Năm 2018, tức chỉ sau một năm mở cửa, ĂnănSaigon trở thành chủ nhân của giải thưởng Nhà hàng được hội đồng bình chọn 2018. Đến năm 2021, nhà hàng được Tạp chí TIME danh tiếng lựa chọn vào danh sách World’s Greatest Places. Cũng trong năm đó, Peter Cuong là đầu bếp kiêm chủ nhà hàng mà Ănăn Saigon đã giành được Giải thưởng Nhà hàng Tốt nhất Việt Nam trong khuôn khổ 50 Nhà hàng Tốt nhất Châu Á vào 2021 và 2023.

Trong khi đó, bếp trưởng Peter Cuong cũng là người đào tạo cho nhiều tài năng trẻ, cũng như cố vấn cho nhiều chương trình như Top Cheft Vietnam, Young Talents Escofffier Vietnam,…

Câu Chuyện:

Bếp Trưởng Peter là người tiên phong trong sự kết hợp này . Đưa ẩm thực Việt Nam lên một tầm cao mới , nhầm giới thiệu ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế . Dù có sự pha trộn giữa các nền ẩm thực nhưng tính lịch sử và truyền thống vẫn được tôn trọng.

Những nguyên liệu tươi ngon từ các chợ địa phương. Đầu bếp Peter đã biến những nguyên liệu ấy thành tác phẩm nghệ thuật. Đó cũng là kết quả của quá trình học tập tại Le Cordon Bleu. Ông cũng được đào tạo qua nhiều nhà hàng nổi tiếng thế giới ở Hong Kong, Chicago (Mỹ) hay Bangkok (Thái Lan). 

Trong đó phải kể tới bánh nhúng (bánh làm từ bột chiên giòn có hình những bông hoa để ăn vặt), phở dùng thịt bò wagyu, pizza Đà Lạt, bánh xèo taco, bánh mì kẹp gan ngỗng, ức gà hoặc nấm truffle…

Nếu Ai đến Sài Gòn thì phải đến Ăn Ăn Sài Gòn để thử những điều lạ ở ẩm thực tại nhà hàng.  Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết bên dưới như facebook……website

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin
Chả Giò Chay Ảnh : AnanSaigon

Anan Saigon 

  • Địa chỉ nhà hàng tại :  89 Tôn Thất Đạm,  Quận 1 , TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Phone : 84 904 792920
  • Ghé thăm website Nhà hàng Anan Sai Gon
  • Ghé thăm Fanpage Nhà hàng  Anan Sai Gon
  • Ghé thăm instagram Nhà hàng Anan Sai Gon

Giới thiệu về Anan Saigon

Anan Saigon là một nhà hàng Fusion có tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hàng bắt đầu mở cửa đón khách từ tháng 4/2017. Nhưng chỉ sau gần 2 năm hoạt động kinh doanh, Anan Saigon đã xuất sắc là chủ nhân của giải thưởng cao quý “Nhà hàng đươc hội đồng bình chọn năm 2018”.

Thành công không bao giờ đến dễ dàng. Thành quả mà Anan Saigon hôm nay có được là do cả một quá trình nỗ lực, cố gắng, ấp ủ ước ước mơ nâng tầm ẩm thực Việt ra đấu trường thế giới của ông chủ khiêm đầu bếp chính của nhà hàng, Peter Cường Franklin.

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Anan Sài Gòn có cách rất tiếp cận rất độc đáo về ẩm thực Việt Nam. Mỗi món ăn đều mang trong nó những giá trị lịch sử, kết hợp giữa ẩm thực đường phố truyền thống và kỹ thuật chế biến hiện đại. Bởi vậy mà, ẩm thực ở Anan Saigon đều có những giá trị rất riêng, thơm ngon, mới mẻ nhưng vẫn chất chứa tinh thần và hương vị Việt.

Vị trí địa lý của nhà hàng có hơi chút đặc biệt. Nó nằm ngay tại một trong những khu chợ ngoài trời cuối cùng của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đường đi đến nhà hàng cũng không quá khó tìm. Anan Saigon chiếm giữ vị trí vàng, chỉ cách Bitexco Tower và con phố đi bộ Nguyễn Huệ một khoảng cách khá ngắn. Bạn có thể ghé thăm Anan theo địa chỉ dưới đây

Không gian cực đẹp của Anan Saigon

Nhà hàng có diện thích mặt bằng không phải là quá rộng rãi. Không gian quán đủ chỗ cho khoảng 50 đến 60 thực khách. Quán bar trên tầng có thể phục vụ cho khoảng 70 người. Thế nhưng, với Anan, quán luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng không gian trải nghiệm ẩm thực thoải mái nhất, một nơi tuyệt vời để thưởng thức những ly cocktail làm từ hoa dâu và dấm đặc trưng của nhà hàng.

Theo như những gì ông chủ Peter Cường Franklin chia sẻ, ông muốn tạo ra một không gian nhà hàng truyền thống nhưng phải hòa lẫn với chất mới mẻ diệu kỳ. Và thực tế, Anan Saigon hiện lên như một nhà hàng hiện đại trong không gian cổ xưa.

Có thể nói, Anan là nơi bảo tồn những hoài niệm đẹp đẽ về khu Chợ Xưa. Nhưng nếu chỉ đơn giản là dùng nguyên bản những đồ vật có trong chợ và đem vào trang trí không gian nhà hàng, thì Anan lại không thể đủ sức khiến lòng người xao xuyến đến thế. Cái hay tỏng lối thiết kế của Anan là tái hiện lại hình tượng của khu Chợ Xưa trong từng góc nhỏ không gian theo cách hiện đại hơn.

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Anan là một nhà hàng fusion chính hiệu. Do đó nó phải thể hiện được vẻ hiện đại, sang trọng đúng chuẩn phong cách Châu Âu như mọi người vẫn thường tìm thấy ở hầu hết các nhà hàng fusion khác. Nhưng, Anan đặc biệt ở chỗ, nó là nhà hàng tôn vinh những giá trị ẩm thực truyền thống Việt. Bởi vậy, xen lẫn những giá trị đẹp về hình ảnh truyền thống của Việt Nam trong thiết kế không gian là điều hoàn toàn hợp lý. Lối tư duy thiết kế thông minh đã khiến tạo nên một Anan gần gũi, thân thuộc mang đậm nét truyền thống nhưng lại rất mới mẻ, nổi bật và cực kỳ thu hút.

Một vài ví dụ điển hình cho sự tái hiện nét đẹp truyền thống đầy khéo léo của Anan. Quán mượn hình ảnh những tấm tôn cũ kỹ của người bán hàng dể thiết kế thành phần thân của chiếc ghế kim loại. Những cánh cửa thủng lỗ của quầy hàng gợi cảm hứng thiết kế cho ván trần. Hay những chiếc ghế đẩu nhựa quen thuộc của khu chợ đươc tái thiết kế lại bằng phiên bản inox, đẹp đẽ hơn, mới lạ hơn.

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Bên cạnh đó, nhà hàng cũng có thêm thắt những chi tiết đầy sáng tạo để khiến không gian quán thêm phàn lung linh hơn, hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng.

Với khu vực ăn uống ngay tầng trệt, không gian được phủ lên ánh đèn vàng mang đến cảm giác ấm cúng và sang trọng.

Nhà hàng không thêm thắt những chi tiết trang trí quá cầu kì nhưng lại ưu tiên chấm phá trong không gian những hình ảnh thân thuộc của quê hương. Ví dụ là bức tranh tường Đà Lạt do họa sỹ Thầy Trụ hoàn thành.  Bức tranh gợi về hình ảnh quê nhà Đà Lạt của ông chủ Franklin.

Ngoài ra, ông chủ Peter Cường Franklin cùng đội ngũ của mình đã vạch ý tưởng cho việc cải tạo khu vực sân thượng – quán bar Nhaunhau. Nhaunhau hiện lên hình ảnh của một quán bar sân vườn, rộng rãi, mát mẻ và cực “chill” giữa view toàn cảnh Sài Gòn mơ mộng về đêm.

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Thiết kế của Anan cực kì chuyên nghiệp, như đúng những gì mà ông chủ Peter Cường Franklin kì vọng. Nó hiện đại những vẫn phảng phất hơi thở truyền thống, hoàn toàn trái ngược với khu chợ ẩm ướt bên ngoài. Tất cả tạo lên một không gian lí tưởng cho những cuộc tụ tập, “nhậu” thâu đêm của giới trẻ Sài Thành.

Chất lượng đồ ăn của Anan Saigon là không thể bàn cãi, nhưng vẻ đẹp trong lối tư duy thiết kế không gian nơi đây cũng lại càng khiến khách hàng thích thú, quyến luyến và khó có thể cưỡng lại. Vậy nên, không gian quán ăn thực sự quan trọng và nó góp phần rất lớn vào sự thành công kinh doanh của nhà hàng của bạn đấy.

Bên cạnh tập trung vào khám phá ra những công thức chế biến món ăn ngon, bạn cũng cần để tâm nhiều hơn vào phong cách thiết kế nhà hàng nhé. Nếu bạn còn bất kì đắn đo nào về cách phong cách thiết kế quán nổi bật hiện nay, thì đừng do dự ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên. Kendesign chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các mẫu thiết kế nhà hàng đang là xu hướng trong thời gian gần đây.

Có gì đặc biệt trong menu mới của Anan Saigon?

Harper’s Bazaar đã có dịp đến dùng bữa tại Anan Saigon khi nhà hàng chính thức mở cửa hậu đại dịch. Những sáng tạo của chef Peter được thực hiện trong thời gian giãn cách đã đơm hoa kết trái. Giờ đây, Anan Saigon trở lại với diện mạo mới và hướng đi mới. Tất cả bắt đầu từ những món ăn fusion vừa cao cấp, vừa đậm hồn dân tộc.

Khai vị với Gỏi cuốn cá cam (Hamachi Goi Cuon)

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Với món khai vị là Cá Cam Úc (hamachi), chef Peter muốn “nâng tầm” món gỏi cuốn Việt Nam. Đầu bếp kết hợp cùng dưa leo, lá tía tô, cải mầm đỏ và sốt xanh do nhà hàng chế biến. Cá cam tươi có vị mặn và hơi béo. Tía tô có vị đất. Rau mầm thì có vị cay nhẹ. Khi kết hợp các loại rau này vào miếng cá, tổng thể món ăn sẽ được cân bằng. Rau mầm và tía tô cũng có tác dụng trang trí để miếng “gỏi cuốn” thêm đẹp mắt.

Cừu Tartare (Lamb Tartare)

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Món tiếp theo được chef Peter thêm vào menu mới là Thịt thăn cừu Tartare. Theo như chef Peter chia sẻ, gia vị giả cầy của Việt Nam rất phù hợp với thịt cừu. Món thịt có mùi mạnh. Do đó, khi thịt được kết hợp cùng gia vị giả cầy và tương ớt lên men sẽ tạo sự hòa quyện. Ngoài ra, đầu bếp cũng thêm giềng, sả, nghệ, hành tím, khế, ngò gai và nước cốt chanh và xốt chao.

Nước mắm Caramel Bonbon (Fish sauce Bonbon)

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Một trong những món tráng miệng đáng chú ý mới ra mắt của nhà hàng Anan Saigon khi tái mở cửa hậu đại dịch là Nước mắm Bonbon. Thật ra, đây là một viên chocolate bonbon từ Maison Marou. Đây là thương hiệu chocolate Việt Nam đình đám. Maison Marou từng được trang web du lịch nổi tiếng TripAdvisor.com bình chọn là chocolate “ngon nhất thế giới”.

Trong món Nước mắm Bonbon tại Anan Saigon, kẹo chocolate được làm từ ba loại cacao từ Bến Tre, Bà Rịa và Tiền Giang. Khi ăn cả món, bạn sẽ cảm nhận được hỗn hợp của các mùi vị đa dạng. Đó là umami mặn, kẹo ngọt, tiêu cay và đắng.

Kem nước mắm (Fish sauce Ice-cream)

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Đến Anan Saigon vào lúc này, bạn đừng nên bỏ qua món kem Vanilla Anan. Đây là món tráng miệng signature mới rất đáng thưởng thức của nhà hàng. Kem vanilla được phết caramel, muối và tiêu đỏ Phú Quốc.

Theo nhà hàng chia sẻ, Anan Saigon vẫn là một nhà hàng Việt. Vì vậy, nước mắm là nguyên liệu không thể thiếu của ẩm thực Việt. Kết hợp nước mắm, đặc trưng của món mặn và văn hóa Việt Nam, vào kem vanilla, một món ngọt, là dấu ấn thú vị trong menu mới tại Anan Saigon.

Cà phê trứng

Anan Saigon - Từ Asia’s 50 Best Restaurants đến ngôi sao Michelin

Cuối cùng, Cà phê trứng tại Anan Saigon là một thức uống mới rất độc đáo tại nhà hàng. Các đầu bếp đã sử dụng cà phê Phê Phê Blend từ Lacàph. Đây là một thương hiệu địa phương là cách Anan Saigon tôn vinh nguyên liệu Việt. Chính chef Peter Cường Franklin, “đầu tàu” của Anan Saigon đã kết hợp cùng Lacàph để tạo nên loại bột cà phê này. Hạt cà phê arabica từ Đà Lạt kết hợp cùng Sơn La và hạt robusta từ Đắk Nông. Nhờ đó, hạt cà phê có hương vị vừa phải. Kết hợp cùng là một số các loại hạt và hương vị từ quả việt quất dại.

Điểm đặc biệt của món này là bọt trứng Jameson được kết hợp cùng quế và kẹo dẻo marshmallow khiến ly cà phê trứng quen thuộc nay trở thành thức uống cao cấp. Theo như chef Peter chia sẻ, Anan Saigon cũng sử dụng cà phê phin, một yếu tố đặc trưng cho văn hóa Việt Nam, để tạo thành món uống này.

Chia sẻ về các ý định sắp tới cho Anan Saigon sau khi chính thức tái mở cửa, chef Peter Cường Franklin cho biết mình muốn phát triển thế hệ đầu bếp Việt Nam tiếp theo. Ông cũng làm việc với các tổ chức từ thiện để giúp những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội phát triển bản thân trong ngành F&B. Các tổ chức từ thiện đáng chú ý mà ông cộng tác là Streets International ở Hội An, KOTO ở Hà Nội và Saigon Children Charity tại TP. Hồ Chí Minh.