Thịt lợn hun khói từ lâu đã vô cùng nức tiếng ở những khu vực miền núi và trung du và được rất nhiều địa phương trên toàn quốc nhớ đến như một điều không thể thiếu khi nói đến Tây Bắc.
Rất nhiều nơi đã tìm cách học hỏi và quảng bá xa hơn những công thức làm thịt lợn hun khói hấp dẫn. Thế nhưng làm thế nào để có thể có được món ngon hấp dẫn này? Có cách làm thịt lợn hun khói nào tại nhà mà vẫn đảm bảo được vị ngon nguyên bản của nó không?
Thịt lợn hun khói – đặc sản của miền Tây Bắc
Tây Bắc nói riêng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói chung là nơi có vị trí địa lý khá đặc biệt với địa hình hiểm trở, mạng lưới giao thông vận tải tuy còn khó khăn chủ yếu là đường bộ. Nơi đây còn là nơi lưu trú của hơn 20 anh em dân tộc thiểu số trên cả nước, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao,…
Cùng với thời gian tồn tại an cư lạc nghiệp lâu đời, nhất là ở Tây Bắc đã hình thành nên những nét văn hóa vô cùng đặc trưng của các dân tộc thiểu số trên đây, từ văn hóa, phong tục tập quán cho đến ẩm thực mang đặc trưng rất riêng. Trong nền ẩm thực dân tộc vùng Tây Bắc có một món ăn rất được lòng của thập khách tứ phương đó là thịt lợn hun khói!
Thịt lợn hun khói là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc. Đi qua rất nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị cho đến khi có được thành phẩm chuẩn vị, người Thái đã đem được sức hấp dẫn món ăn đặc sản của mình tới tất cả mọi địa phương trên toàn quốc. Không chỉ được xuất hiện trong các dịp lễ lớn như Tết, đám cưới, thịt lợn hun khói cũng là một món ăn vặt rất được lòng các bạn trẻ ngày nay.
Cách làm thịt lợn hun khói ngon và chuẩn hương vị Tây Bắc
Nguyên liệu chính:
– Thịt lợn thăn/thịt ba chỉ:
– Hạt mắc khén
– Gia vị ướp chính: mắm, muối, tiêu, hạt nêm, gừng, ớt bột…
– Các vật liệu khác: bếp, que xiên sắt/nhôm, dao thít thịt lớn, thau/ chậu/ tô bát lớn….
Các bước thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu cho sơ chế:
– Thịt lợn: nên chọn loại thịt thăn hoặc thịt ba chỉ để khi hun khói xong vẫn giữ được độ thơm ngon chắc chắn của thịt. Tốt nhất không nên lựa chọn loại thịt có mỡ vì khi hun khói nó sẽ bị chảy mỡ, vừa khiến thịt lâu khô mà còn mất đi độ dao dẻo của thịt lợn.
Hoặc bạn nên lọc thịt mỡ ra trước khi hun để thịt lợn sạch hẳn mỡ thừa nhé!
– Hạt mắc khén: Đây là loại hạt gia vị vô cùng đặc trưng chỉ có riêng trên vùng Tay Bắc. Chúng có mùi hương rất thơm nồng, là loại hạt của cây có thân gỗ cao. Chính loại hạt này mới mang đến hương vị đặc trưng riêng của món thịt lợn hun khói chuẩn Tây Bắc đấy! Do đó đây là nguyên liệu gia vị chính cho món thịt hun khói của bạn.
– Gia vị: các loại gai vị như hạt mêm, mắm, muối, tiêu… được chuẩn bị để ướp thịt lợn hun khói. Tùy khẩu vị từng người mà chuẩn bị gia vị theo số lượng khác nhau, nhất là ớt và muối ướp.
Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các loại gia vị khác như gừng để tăng thêm hương vị thơm nồng cho thịt.
Sơ chế:
– Thịt lợn: Thịt lợn rửa sạch, thái theo thớ thịt hoặc theo từng miếng thái dài vùa đủ dùng, tùy theo ý muốn của bạn (nhưng đừng thái ngắn quá nhé!)
Hoặc nếu bạn lười bạn cũng hoàn toàn có thể để cả miếng thịt lợn lớn để ướp và hun luôn, tuy nhiên khi thái nhớ thái theo thớ thịt để khi thịt lợn được hun khô xong sẽ tiện cho bạn xé sợi hơn, ăn cũng vừa miệng hơn.
– Ướp thịt lợn: Bỏ thịt đã thái trên vào một thau/tô bát lớn. Cho tất cả các gia vị đã chuẩn bị sẵn trước đó vào thau và trộn đều tay, trộn cho đến khi gia vị rải ngấm đều vào thịt.
Vì khẩu vị từng người ăn khác nhau nên trong quá trình ướp vị bạn nên ướp vừa phải, không nên ướp quá tay để dễ bề xử lý. Đặc biệt bạn cần chú ý đến hạt mắc khén, dù đây là loại gia vị đặc trưng nhưng bạn không nên vì thế mà cho quá nhiều hạt mắc khén vào bởi mùi hương của loại hạt này rất nồng, cho quá nhiều sẽ vô tình làm át đi mất mùi thịt lợn hun khói đặc trưng.
Để thịt ngấm gia vị đều trong vòng 3 giờ đồng hồ sau đó. Trong quá trình chờ đợi thịt ngấm gia vị bạn nên chuẩn bị sẵn xà ngang, thanh xiên sắt hoặc xâu nứa (dùng để buộc treo thịt lợn) hoặc móc kim loại để khi thịt được ướp đều thì treo lên.
Cách làm thịt lợn hun khói chuẩn tại nhà có bếp củi:
Ở trên miền Tây Bắc hoặc nếu nhà bạn có bếp củi thì quá tuyệt vời. Đã là thịt lợn hun khói thì bạn phải có bếp để hun thịt lợn rồi đúng không nào. Sau khi thịt lợn được ướp gia vị đầy đủ trong vòng 3 giờ đồng hồ thì bạn bắt đầu treo các miếng thịt lợn lên bằng xâu nứa, móc kim loại hoặc thanh xiên để gác bếp.
Đun bếp bằng bếp củi, sau đó treo cao các miếng thịt lợn xung quanh bếp để “hun khói” thịt lợn.
Đốt củi liên tục để than và củi luôn cháy lửa đỏ rực, như thế thịt lợn hun khói sẽ nhanh khô, đều và nhanh chín một cách tự nhiên.
Theo thời gian hun khói thông thường trên Tây Bắc, thường sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 6 tháng để thịt lợn hun khói chín đều, thấm đượm mùi lửa và khói để có được hương vị tốt nhất, chuẩn nhất.
Nhưng nếu là ở thành thị, những khu vực không cho phép bạn có bếp củi lâu đến tận 3 – 6 tháng thì sao?
Cách duy nhất để có được món thịt lợn hun khói thơm khô dai mềm chỉ có thể là bỏ vào lò vi sóng và lò nướng mà thôi! Đây là cách mà chúng tôi không muốn giới thiệu nhất đến với bạn đọc, nhưng nếu là trong môi trường thành thị như vậy đây cũng có thể coi là cách tốt nhất. Dù không có được hương vị “hun khói”, không có được mùi thơm nồng đặc trưng của bếp củi nhưng xét về thành phẩm chuẩn bị cũng có thể coi là món thịt lợn hun khói gần nhất với đặc sản trên Tây Bắc rồi.
Thành phẩm sau khi hoàn thành:
Cách làm thịt lợn hun khói cầu kỳ và nhiều công đoạn như vậy chắc chắn sẽ phải là một món ăn đậm vị thịt thà thơm mùi khói bếp rồi! Thành phẩm sau khi hoàn thành thịt lợn hun khói phải có màu ám khói đặc trưng của bếp củi, thịt lợn ráo mỡ mà không quá khô khốc, màu thịt ám khói. Khi ăn đậm vị ướp, thơm nồng hạt mắc khén.
Như vậy Ghiền thịt đã giới thiệu tới bạn đọc cách làm thịt lợn hun khói chuẩn Tây Bắc thơm ngon ngay tại nhà rồi. Ngoài ra tại Unica còn có rất nhiều khóa học chủ đề ẩm thực – nấu ăn rất đặc biệt và hấp dẫn. Mời bạn đọc quan tâm hãy click vào từng khóa học để tìm hiểu chi tiết và nhanh chóng lựa chọn cho mình khóa học phù hợp nhất để trổ tài bếp núc ngay hôm nay nhé