Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?

Trắc hay còn gọi cẩm lai nam bộ (danh pháp khoa học: Dalbergia cochinchinensis) là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898. Trong danh pháp hai phần thì tính từ – cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, không đều; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9 1. Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.

Sinh thái: Cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới.

Phân bổ: Loài cây này được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắk Tô, Sa Thầy).

Nguồn: Wikipedia

Đặc điểm gỗ trắc

Gỗ trắc, hay còn gọi là gỗ cầm lai, là một loại gỗ tự nhiên khá đặc biệt ở Việt Nam. Gỗ trắc có mùi gỗ chua nhẹ đặc trưng nếu ngửi lần đầu nhưng khi quen dần thì loại hương gỗ này lại khá đặc biệt. Gỗ trắc được xếp vào nhóm gỗ I – nhóm gỗ quý và có giá trị nhất.

Gỗ trắc

Tương tự các loại cùng nhóm I như gỗ gõ đỏ, gỗ hoàng đàn, gỗ trắc có vân rất đẹp, màu sắc gỗ đậm bóng và cũng có hương thơm ấm áp. Loại gỗ này có độ bền rất cao với thớ gỗ vô cùng đanh, chắc. Gỗ trắc cứng và cũng nặng, ít bị cong vênh trong quá trình sử dụng do chịu được điều kiện thời tiết biến đổi liên tục ở Việt Nam.

Gỗ trắc có vân rất đẹp
Gỗ trắc có vân rất đẹp

Cây trắc phân bố chủ yếu ở khu vực miền Trung nước ta, nhất là các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam. Loại cây này có xuất hiện ở miền Nam nhưng số lượng không đáng kể do cây trắc thích sống ở những vùng đất có độ cao trên 500m. Vì là loại cây lấy gỗ nên thân cây trắc to và cao. Cây trắc ưa ánh sáng, vỏ cây khá nhẵn với có xơ.

Cây trắc
Cây trắc

Ưu điểm của gỗ trắc

  • Vân gỗ có tính thẩm mỹ cao: Gỗ trắc có kiểu vân độc đáo, loang theo dạng tròn 3D sắc nét nên người xưa thường ví vân gỗ trắc tựa như những đám mây bồng bềnh.
  • Độ bền cao: Thịt gỗ trắc rất cứng, chắc và độ dẻo không quá cao. Vì vậy, đây là loại gỗ ít bị cong vênh khi sử dụng và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.
  • Giá trị kinh tế cao: Gỗ trắc vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị kinh tế cao. Với chất lượng gỗ tốt và số lượng gỗ không nhiều, gỗ trắc được mua bán với giá rất cao.
  • Lành tính: Gỗ trắc tự nhiên không gây tổn hại đến sức khỏe, hoàn toàn an toàn với người dùng.

Nhược điểm của gỗ trắc

  • Giá thành cao: Việc có giá trị kinh tế cao vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của gỗ trắc. Đây là loại gỗ cao cấp nên cũng khá kén người dùng.
  • Khan hiếm: Gỗ trắc có tuổi khai thác rất lớn, có thể lên đến hàng trăm năm nên số lượng gỗ cung rất khó để đáp ứng với nhu cầu.
Gỗ trắc có tuổi khai thác cao
Gỗ trắc có tuổi khai thác cao

Phân loại gỗ trắc

Trên thị trường có nhiều loại gỗ trắc nhưng chủ yếu là hai loại Trắc: Trắc đỏ và Trắc đen. Trắc đen thì hiếm và giá trị cao hơn Trắc đỏ. Gọi Trắc đen vì thịt gỗ có màu đen tuyền gần như mun sừng nhưng nhạt hơn.

1. Gỗ Trắc đen

Trắc đen hay còn gọi là trắc ta, đây là một loại gỗ quý có giá trị rất cao, nó có màu đen. Hiện gỗ trắc đen đang được giới chơi đồ Việt Nam ưa chuộng nhất và có giá trị hơn cả trắc đỏ.

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?
Thớ gỗ trắc đen

Gỗ trắc đen ở Việt Nam được tìm thấy nhiều trong những khu rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa, có từ tỉnh Quảng Bình trở vào được gọi là trắc ta. Thực tế gỗ trắc đen cũng có ở khu rừng lân cận là Lào và Campuchia.

Đặc điểm của gỗ trắc đen

  • Gỗ trắc có màu sắc đen xám rất đẹp sang trọng
  • Gỗ trắc đen rất cứng và chịu được va đập tốt tính năng rất bền
  • Gỗ trắc đen rất nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
  • Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh.
  • Gỗ trắc khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.

2. Gỗ Trắc đỏ

Dù có màu sắc khá đẹp nhưng gỗ trắc đỏ không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân là vì loại gỗ này dễ bị xuống màu rồi chuyển sang đen xỉn, không còn độ sáng bóng. Gỗ trắc đỏ được trồng chủ yếu ở các nước lân cận như Lào, Campuchia.

Gỗ trắc đỏ

Gỗ trắc đỏ là loại gỗ trắc có màu đỏ được giới chơi đồ Trung Quốc rất ưa chuộng. Gỗ trắc đỏ hiện nay chủ yếu được khai thác bên Lào và Campuchia.

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?
Hình ảnh cây trắc đỏ

Đặc điểm của gỗ trắc đỏ

  • Trắc đỏ là loại trắc có màu đỏ được giới chơi đồ Trung Quốc rất ưa chuộng
  • Gỗ trắc đỏ bị ngâm nước nên chuyển sang đen
  • Gỗ trắc đỏ cứng, chắc không bị mối mọt,cong vênh
  • Thớ gỗ trắc đỏ có mùi thơm dịu nhẹ
  • Trong gỗ trắc đỏ cũng có tinh dầu, mùi thơm ngai ngái hắc
  • Gỗ trắc đỏ khi xẻ ra chế tác có mầu đỏ tươi như củ cà rốt
  • Khi sử dụng trăng trí nội thất sẽ giúp không gian sang trọng, quý phái.

3. Gỗ Trắc vàng

Gỗ trắc vàng là loại gỗ có giá trị thương mại thấp hơn so với hai loại gỗ trắc trên khá nhiều nhưng nó vẫn thuộc trong loại gỗ hiếm, điều khiến chúng vẫn còn được sử dụng nhiều đó chính là gỗ này sau một khoảng thời gian sử dụng mà của chúng sẽ xuống thành màu nâu khiến cho chúng rất đẹp mắt.

Trắc vàng ở Việt Nam được trồng rải rác ở các khu vực miền trung và tây nguyên, nhưng Lào và Campuchia vẫn là hai nơi cung cấp chủ yếu của loại gỗ này.

4. Gỗ Trắc xanh

Xét về mặt thẩm mỹ, có lẽ gỗ trắc xanh sẽ được yêu thích hơn cả bởi vẻ đẹp lung linh, trong trẻo và pha chút huyền ảo. Đặc biệt, vân gỗ trắc xanh có thể biến đổi màu sắc khi có ánh sáng chiếu vào khiến cho vẻ đẹp của gỗ càng trở nên quyến rũ và uyển chuyển hơn.

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?
Không chỉ đẹp ngoài sáng mà thậm chí trong tối gỗ trắc xanh vẫn giữ được vẻ đẹp cuốn hút của mình với màu xanh ngọc bích

5. Gỗ Trắc dây

Trắc dây có một đặc điểm khác so với các loại gỗ trắc khác đó chính là gỗ trắc dây thuộc loại thân leo chúng sống dựa vào các loại cây cao lớn khác để phát triển, và chúng phát triển rất lâu vì là cây ăn bám. Chúng có chiều dài từ 11m đến 15m

Một đặc điểm rất thú vị của trắc dây đó là chúng thuộc loại thân leo. Đây là loại trắc hiếm thấy nhưng tuổi thọ của chúng lại khá cao. Đường kính lớn nhất của những cây trắc dây tìm được chỉ khoảng 30cm.

Cây trắc dây

Kích thước của trắc dây rất hạn chế cho nên chúng thường được dùng để là các loại đồ có giá trị như bàn ghế, mặt sập, mặt của tủ nhưng giá thành của chúng lại khá rẻ.

6. Gỗ Trắc bách diệp

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?
Gỗ trắc Bách Diệp 

Trắc bách diệp có tên khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco, Họ Hoàng đàn – Cupressaceae hay dân gian còn gọi trắc bách diệp là Bá tử nhân, Bách diệp.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Trắc bách diệp: Cây Trắc bách diệp có thể cao 6 -8m, thân phân nhiều nhánh trong những mặt phẳng đứng làm cho cây có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹp hình vảy. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm. Cây được trồng khắp nơi dùng làm cảnh và làm thuốc.

Cách trồng Trắc bách diệp: Trồng Trắc bách diệp bằng hạt, đánh cây con để trồng.

Bộ phận dùng, chế biến của Trắc bách diệp: Cành và lá Trắc bách diệp phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm, hái cả cành cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát. Hạt Trắc bách diệp thu hái vào mùa thu đông, phơi khô, xát bỏ vảy ngoài, lấy nhân phơi khô.

Công dụng, chủ trị Trắc bách diệp: Vị đắng, chát, mát. Có tác dụng mát huyết, cầm máu. Chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, lỵ ra máu, tử cung xuất huyết, xích bạch đới, chữa ho, sốt và lợi tiểu. Hạt Trắc bách diệp (Bá tử nhân) chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi, táo bón.

7: Gỗ Trắc Nam Phi

Trắc ngố tên gọi khác của trắc Nam Phi nghe tên thôi thì bạn cũng hẳn đã biết đây là loại gỗ nhập khẩu của Châu Phi chứ không có được trồng ở khu vực Việt Nam hay là Lào, Campuchia.

Đặc điểm của loại trắc này là chúng không hề có tinh dầu cho nên gỗ sẽ không có mùi hương như những loại kia bù lại thì nó lại rất là nặng và cứng cùng với đó vân của chúng khá là đẹp và đều nhau. Nhưng ở chúng lại có đặc điểm rất xấu đó chính là tôm gỗ to, hay bị nứt gỗ do vậy giá thành khá thấp

Gỗ trắc Nam Phi có kích thước khá lớn nên được ứng dụng nhiều trong các mỹ nghệ gỗ trắc như tượng gỗ trắc, chiếu gỗ trắc, bàn ghế thủ công mỹ nghệ gỗ trắc, vòng tay, tam đa, kỳ an gỗ trắc,…

Gỗ trắc Nam Phi được nhập khẩu trực tiếp từ châu Phi. Dù vẫn là gỗ trắc nhưng gỗ trắc Nam Phi không có mùi gỗ tự nhiên, không có tinh dầu nên bề mặt gỗ không bóng. Vân gỗ khá đẹp nhưng gỗ trắc Nam Phi khá dễ khô, nứt.

Bàn ghế từ gỗ trắc Nam Phi

Cách nhận biết gỗ trắc tự nhiên thật

Thực tế gỗ trắc để lâu ngày rất dễ nhầm với gỗ Cẩm Lai. Để nhận biết gỗ trắc, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :

– Nhìn

(dùng đèn pin rọi và  quan sát bằng mắt thường)

Sắc gỗ màu: đen,  vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm,  dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm

Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,

Toom (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có toom màu đen.

– Ngửi

Đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ.

Gỗ trắc Nam Phi không có mùi , gỗ trắc dây mùi ngai ngái , gỗ trắc đen và trắc đỏ là thơm nhất.

Khi đốt, gỗ trắc đen, trắc đỏ, trắc vàng có nhiều tinh dầu, sẽ nổ lốp bốp cháy sùi nhựa  khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục như thuốc lá 3 số (thuốc lá 555).

– Cân

Gỗ trắc rất nặng, gỗ trắc nặng hơn gỗ lim.

Gỗ trắc giá bao nhiêu?

Tuy cũng là gỗ trắc, mỗi loại gỗ trắc sẽ lại có giá thành khác nhau. Cây trắc càng cao tuổi, gỗ càng cứng cáp, càng mịn thì giá lại càng cao. Cụ thể:

  • Gỗ trắc đỏ: 600.000 – 800.000 đồng/kg
  • Gỗ trắc đen: 100.000 – 200.000 đồng/kg
  • Gỗ trắc có đường kính < 15cm: khoảng 800.000 đồng/kg
  • Gỗ trắc có đường kính > 15 cm: khoảng 1.5 triệu đồng/kg

Giá thành trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Cây trắc càng cao tuổi, gỗ càng cứng cáp
Cây trắc càng cao tuổi, gỗ càng cứng cáp

Do có giá thành cao nên gỗ trắc cũng thường hay bị làm giả. Có nhiều cách để giúp bạn nhận biết được gỗ trắc thật như:

  • Nhận biết bằng mắt: Gỗ trắc có màu đen đỏ hoặc vàng, mỗi phần gỗ đều có những đường vân chìm xoắn đều.
  • Nhận biết bằng mùi hương: Khi đốt, gỗ trắc thường bật lên những tiếng nổ nhỏ, khói màu trắng và có mùi hơi chua nhẹ.
  • Nhận biết bằng trọng lượng gỗ: Gỗ trắc là loại gỗ rất nặng, khi cầm lên có sự chắc tay và ít khi bị mối mọt.

Ứng dụng của gỗ trắc trong thi công nội thất

Với những đặc tính nổi bật về cả tính chất và thẩm mỹ, gỗ trắc thường được sử dụng làm cột mốc ở những khu vực có thời tiết khắc nghiệt như biên giới. Bên cạnh đó, đối với những gia đình có điều kiện tốt, gỗ trắc còn được sử dụng để làm nhà hoặc lát sàn, chế tác các sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ kệ, giường ngủ,…

Ngoài ra, gỗ trắc còn được sử dụng khá phổ biến trong những công trình hay các tác phẩm mang tính tâm linh như tạc tượng, điêu khắc tranh trang trí ở đình chùa, miếu mạo,… Dưới bàn tay của những nghệ nhân tài hoa, kết hợp với chất liệu gỗ trắc giá trị, chúng ta có thể thấy những tác phẩm như tượng Phật, tượng Bồ Đề, tượng Đạt Ma,… đều vô cùng bắt mắt và ấn tượng.

Không chỉ mang giá trị về mặt thẩm mỹ, gỗ trắc còn có ứng dụng về kinh tế vô cùng cao. Chính vì vậy mà việc quản lý khai thác gỗ trắc đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trên thị trường đồ gỗ, gỗ trắc cũng thường được săn đón bởi các thương gia người Trung Quốc do có ý nghĩa về mặt tâm linh và phong thủy vô cùng lớn trong văn hóa của người dân nước này. Bằng chứng là gỗ trắc hiện nay, không được mua bán bằng m3 mà bằng kg, chính vì thế mà các cây gỗ càng to, càng có khối lượng lớn thì càng có giá trị kinh tế cao hơn.

 

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?

Gỗ trắc là một loại gỗ tốt, có tính thẩm mỹ cao và giá trị kinh tế rất lớn. Độ bền của gỗ trắc ổn định, chịu được khí hậu nóng và gần như không bị mối mọt. Gỗ trắc được dùng nhiều trong thi công nội thất, tạo nên những sản phẩm nội thất sang trọng với nhiều mẫu mã đẹp.

Bàn ghế gỗ trắc 
Bàn ghế gỗ trắc 

Nhiều người tin rằng, sử dụng gỗ trắc trong nhà không chỉ giúp ngôi nhà thêm tươi mới mà còn thể hiện được đẳng cấp và gu thẩm mỹ của gia chủ. Bên cạnh đó, đây cũng là loại gỗ mang ý nghĩa về phong thủy, đem lại vượng khí cho không gian sống.

Tượng gỗ trắc
Tượng gỗ trắc
Tràng hạt gỗ trắc
Tràng hạt gỗ trắc
Hộp trà gỗ trắc
Hộp trà gỗ trắc

Ưu điểm của gỗ trắc là gì?

Nhắc đến gỗ trắc, người ta sẽ liên tưởng ngay đến những ưu điểm vô cùng nổi bật của nó như:

Gỗ trắc có tuổi thọ cao

Gỗ trắc là loại cây gỗ thân lớn, vô cùng rắn chắc và có khối lượng cao, chất liệu gỗ dai, do đó có thể chịu được những tác động từ môi trường khiến gỗ không bị cong vênh. Chính vì vậy, so với các loại gỗ thông thường, gỗ trắc được xếp vào nhóm gỗ có tuổi thọ cao nhất. Các sản phẩm nội thất từ gỗ trắc có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

 

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?

 

Gỗ trắc có giá trị thẩm mỹ tốt

Gỗ trắc là gì? Đây là loại gỗ có thớ gỗ mịn màng, vân gỗ chìm nổi uốn lượn như những đám mây vô cùng sắc nét và đẹp đẽ. Đặc biệt, bên trong gỗ trắc có chứa tinh dầu, do đó khi chế tác sẽ tạo độ bóng nhất định giúp cho các sản phẩm được tăng thêm phần giá trị thẩm mỹ. Màu sắc gỗ đặc trưng, khó có thể bị nhầm lẫn với những loại gỗ thông thường khác. Ngoài ra, gỗ trắc còn có mùi chua nhẹ, không hăng hay hắc và không gây dị ứng cho mũi. Chỉ cần dựa vào những giá trị thẩm mỹ này, gỗ trắc đã được ưa thích hơn hẳn trên thị trường.

Gỗ trắc lành tính

Cũng giống như các loại gỗ tự nhiên khác, gỗ trắc đặc biệt an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường. Sử dụng gỗ trắc cho các thiết bị ghế sofa nội thất trong gia đình không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng mà còn cả sự thoải mái, dễ chịu cho các thành viên trong gia đình. Các sản phẩm nội thất hay bất cứ sản phẩm nào được sử dụng chất liệu là gỗ trắc đều vô cùng an toàn và không có bất kỳ nguy hiểm nào với người sử dụng.

 

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?

Gỗ trắc rất quý hiếm

Gỗ trắc thuộc nhóm I, nhóm gỗ quý nhất tại Việt Nam hiện nay, chỉ như vậy thôi cũng đủ để hình dung độ quý hiếm của loại gỗ này như thế nào. Chính vì vậy, việc khai thác gỗ trắc bừa bãi, không theo quy định của pháp luật đang ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, khi lựa chọn địa chỉ cung cấp nội thất từ gỗ trắc, bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc công ty cũng như nguồn gốc xuất xứ của gỗ để tránh việc vô tình vi phạm pháp luật.

Có thể thấy, gỗ trắc thực sự là một trong những loại gỗ có giá trị, tất cả các sản phẩm làm từ loại gỗ này đều có giá thành vô cùng đắt đỏ, tuy nhiên vẫn được thị trường săn đón và ưa chuộng. Với những ưu điểm mà gỗ trắc có được, thật sự khó có loại gỗ nào có thể vượt qua nó về cả chất lượng và giá trị. Bên cạnh những đặc điểm giá trị về mặt tính chất như chống mối mọt xâm nhập, chịu được ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài, khó bị cong vênh, tuổi thọ cao,… thì gỗ trắc còn đạt tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ. Có lẽ không ai có thể đánh giá thấp giá trị thẩm mỹ của loại gỗ giá trị này.

 

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?

Cách nhận biết gỗ trắc

Để phân biêt các loại gỗ tự nhiên thường và phổ biến là điều không hề dễ dàng khi chúng đã được tạo thành thớ. Tuy nhiên, với những đặc trưng nổi trội, gỗ trắc có thể được nhận biết ngay qua những đặc điểm như:

  • Gỗ trắc rắn chắc, sờ vào sẽ thấy đặc biệt cứng và tạo cảm giác chắc tay. Ngoài ra, gỗ trắc còn có mùi hương nhẹ rất dễ chịu và hoàn toàn không bị mối mọt.
  • Gỗ trắc có tuổi thọ cao và giá trị sử dụng lớn, các sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ trắc thường có thời gian sử dụng lên đến hàng trăm năm.
  • Gỗ trắc có chứa tinh dầu, do đó ta có thể dễ dàng nhận biết bằng giấy ráp hoặc thâm chí là mắt thường vì độ bóng của chúng khá đặc trưng.
  • Mỗi loại gỗ trắc mang một màu sắc riêng, chính vì vây, bạn không cần lo lắng trong việc làm sao để phân biệt những loại gỗ trắc này với nhau. Loại gỗ thường thấy nhất hiện nay là gỗ trắc đen, gỗ trắc đỏ và gỗ trắc vàng. Gỗ trắc xanh cũng thường được thấy nhưng dưới dạng trang sức hoặc các sản phẩm trang trí nhiều hơn.
  • Một đặc điểm nữa khiến cho gỗ trắc dễ dàng nhận biết hơn đó chính là vân gỗ. Vân gỗ trắc xoắn và uốn lượn, không những vậy còn tạo nên nhiều lớp chìm nổi vô cùng bắt mắt.
  • Gỗ trắc có mùi thơm nhè nhẹ, đôi khi hơi chua nhưng là mùi chua dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
  • Gỗ trắc khi bị đốt chỉ tạo ra tiếng nổ nhỏ và có mùi thơm. Loại gỗ này khi cháy sẽ sùi nhựa và để lại tàn tro màu trắng.

Gỗ trắc là gì? Làm sao để nhận biết các loại gỗ trắc?

Giá thành gỗ trắc hiện nay

Như đã nói ở trên, gỗ trắc thuộc hàng gỗ vô cùng quý hiếm, chính vì vậy, giá thành của nó cũng rất đắt đỏ. Cũng giống như các loại gỗ khác, giá thành của gỗ trắc tỉ lệ thuận với kích thước và tuổi tác của nó. Gỗ trắc càng to và cao thì giá thành càng lớn, tương tự với gỗ trắc tuổi càng cao thì giá trị cũng càng nhiều. Trên thị trường gỗ tự nhiên hiện nay, gỗ trắc có giá dao động từ khoảng 100.000 – 800.000/kg đối với gỗ trắc đen và gỗ trắc đỏ và đương nhiên, gỗ trắc đỏ thường có giá cao hơn gỗ trắc đen từ 3 -4 lần/kg.

Hi vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã nắm được thêm những thông tin bổ ích về gỗ trắc cũng như cách phân biệt các loại gỗ trắc với nhau, trang bị thêm nhiều kiến thức trước khi lựa chọn những sản phẩm nội thất từ gỗ trắc cho không gian kiến trúc của gia đình. Ngoài ra, việc sử dụng gỗ trắc cũng đang dần bị hạn chế do sự khan hiếm về mặt nguồn cung, chính vì vậy, khi lựa chọn công ty cung cấp sản phẩm, bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc để vừa tránh mua phải hàng giả, đồng thời tránh mua phải những sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, khai thác trái pháp luật.