Đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 ở đâu?
Dự kiến 30 triệu liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca sẽ có mặt tại Việt Nam trong năm 2021, theo thỏa thuận giữa VNVC với Tập đoàn dược phẩm toàn cầu Astrazeneca. Và ngay bây giờ, người dân đã có thể đăng ký tiêm chủng sớm vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam. Sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết trên điện thoại và nền tảng web.
1. Hướng dẫn đăng ký Vaccine Covid-19 qua website VNVC
Bước 1: Bạn truy cập vào trang web VNVC bên dưới, chọn Đăng ký Vắc xin Covid-19.
Bước 2: Tại Thông tin sản phẩm Vắc xin, bạn chọn Vắc xin Covid-19 của Astrazeneca (Nguồn gốc: AstraZeneca, Vương quốc Anh). Nhấn Đăng ký mũi tiêm.
Bước 3: Bạn bắt đầu điền đầy đủ thông tin người tiêm vào danh sách đăng ký mũi tiêm. Có thể đăng ký tối đa cho 6 người tiêm, VNVC sẽ thực hiện tiêm chủng cho người có thông tin đăng ký trùng khớp tại đây.
Bước 4: Điền thông tin xong, bạn chọn Lưu thông tin. Danh sách người tiêm sẽ hiện lên, bạn nhấn Tiếp tục để qua bước tiếp theo.
Bước 5: Tại mục Thanh toán, bạn tiến hành điền đầy đủ thông tin. Hoàn thành, bạn nhấn Tiếp tục.
Bước 6: Như vậy là bạn đã hoàn thành việc đăng ký tiêm chủng Vắc xin phòng Covid-19. Bạn hãy giữ lại Mã đăng ký để truy xuất lịch sử đăng ký thông tin nhé.
Lưu ý: VNVC chỉ mở đăng ký vắc xin và nhận thanh toán với số lượng có thể cung cấp cho khách hàng. Các kênh đăng ký vắc xin COVID-19 sẽ đóng khi số lượng đăng ký đã đủ.
Chúc mọi người sức khỏe. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy để lại ngay bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé. Nhớ ấn Like và Chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết thông tin hữu ích này.
2. Hướng dẫn đăng ký Vaccine Covid-19 qua ứng dụng: Sổ sức khoẻ điện tử
Tải về ứng dụng: Sổ sức khoẻ điện tử trên Appstore và Play store
- Trên điện thoại Android: Sổ sức khoẻ điện tử
- Trên điện thoại iPhone: Sổ sức khoẻ điện tử
Sau khi tải về ứng dụng. Tiến hành đăng ký bằng số điện thoại và nhận mã OTP xác nhận tài khoản. Tiến hành nhập thông tin cần thiết.
Bước 1: Nhập toàn bộ các thông tin cần thiết
Bước 2: Click vào ô đầu tiên, mục “Đăng ký tiêm chủng”
Tiến hành nhập toàn bộ thông tin qua 3 bước và sẽ nhận được xác nhận đăng ký tiêm chủng phòng Covid-19 thành công!
Covid-19 là gì?
Covid-19 là một loại dịch do virus Sars – CoV 2 gây ra, đây là loại virus chưa từng thấy trước đây. Bệnh dịch Covid-19 chủ yếu bệnh lây nhiễm thông quan con đường hô hấp, khi bị lây nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau trong khoảng thời gian từ 2 – 21 ngày.
Có nhiều biến chủng Covid-19 khác nhau và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các triệu chứng do Covid-19 gây ra như: sốt ớn lạnh, ho, khó thở, cơ thể mệt mỏi đau nhức, mất vị giác, đau họng, nghẹt mũi…
Một số điều cần biết về tiêm chủng Covid-19
– Tùy thuộc vào loại vắc xin mà bạn sử dụng để quyết định số liều cần tiêm chủng, đảm bảo quá trình tiêm được bảo vệ tốt nhất:
Nếu là vắc xin Pfizer – BioNTech thì tiến hành tiêm hai liều chủng ngừa với thời gian cách nhau 3 tuần (tương đương 21 ngày)
Nếu là vắc xin Moderna thì tiến hành tiêm hai liều chủng ngừa với thời gian cách nhau 1 tháng (tương đương 28 ngày)
Với loại vắc xin Covid-19 J&J/Janssen thì chỉ tiêm chủng một liều duy nhất.
– Trường hợp người dân có các bệnh nền vẫn có thể thực hiện tiêm chủng phòng Covid-19 với điều kiện họ không có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc có dị ứng ngay lập tức với các liều vắc xin ngừa Covid-19. Trước khi đăng ký tiêm vắc xin cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin quan trọng về khuyến cáo quan trọng đối với những người đã từng có bệnh nền.
– Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai có thể tiêm chủng vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, nên trao đổi kỹ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có quyết định an toàn nhất. Tìm hiểu các khuyến nghị liên quan đến việc tiêm chủng cho người mang thai hoặc cho con bú. Trường hợp quyết định đăng ký tiêm vắc xin thì nên sử dụng ứng dụng AiHealth trên điện thoại để theo dõi tình trạng sức khỏe và thai nhi sau khi tiêm chủng, mọi thông tin sẽ được cập nhật chi tiết và chính xác nhất trên phần mềm hệ thống.
– CDC không khuyến nghị người dân nên lựa chọn tiêm loại vắc xin nào tốt hơn loại nào. Quyết định quan trọng chính là việc tiêm chủng ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt. Mọi vắc xin đưa vào sử dụng đều được Bộ Y tế cấp phép và khuyến nghị dùng đều có tính an toàn và hiệu quả cao. Thực hiện tiêm chủng để phòng ngừa Covid-19, hạn chế các trường hợp lây nhiễm nghiêm trọng trong cộng đồng hiện nay.
– Người dân cần hiểu rõ về nguy cơ các tình trạng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Tình trạng hiếm hoi có thể xảy ra là huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm chủng bằng vắc xin J&J/Janssen. Đây là vấn đề hiếm khi xảy ra, trường hợp đã xảy ra là từ phụ nữ có độ tuổi từ 18 – 49 tuổi. Tuy nhiên, người dân có thể yên tâm vì Bộ Y tế đã và đang nghiên cứu về tình trạng hiếm hoi này và thành công nghiên cứu có tỷ lệ cao.
Tiêm chủng vắc xin hạn chế các trường hợp lây nhiễm hiện nay.
Đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 ở đâu?
Để tìm kiếm thông tin về địa chỉ đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 trên toàn quốc, truy cập ứng dụng AiHealth để tìm kiếm nhanh chóng.
VNVC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhập khẩu lượng vắc xin Covid-19 trên Thế giới, vận chuyển và bảo quản vắc xin tại hệ thống kho lạnh, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
Có thể đăng ký tiêm vắc xin tại các cơ sở của VNVC trên toàn quốc. Nhiều cơ sở được phục vụ riêng cho quy trình tiêm vắc xin đến người dân, cùng chung tay phòng chống đại dịch Covid-19.
Ngoài hệ thống tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, còn có các bệnh viện uy tín tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ triển khai hệ thống tiêm chủng vắc xin Covid-19 đến cho người dân.
Dựa trên tình hình dịch bệnh lây nhiễm hiện nay, Bộ Y tế đã và đang hỗ trợ, tiến hành việc tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc, tại các bệnh viện và cơ sở y tế ở tuyến tỉnh, huyện trên khắp 64 tỉnh thành. Hãy đợi thông báo sớm nhất từ Bộ Y tế và đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 nhanh chóng qua ứng dụng AiHealth, phòng ngừa dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay nhé.
Đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 nhanh chóng qua ứng dụng AiHealth
Ứng dụng AiHealth hỗ trợ đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 qua hệ thống online với phạm vi tại cơ sở VNVC và các bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc.
Chỉ với vài bước đơn giản cài đặt và sử dụng ứng dụng, bạn có thể tìm kiếm nhanh chóng về các thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay và hệ thống tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, bạn sẽ nhận được hỗ trợ dịch vụ uy tín và chất lượng nhất.
Tất cả người dân đăng ký qua ứng dụng AiHealth để nhận lịch tiêm vắc xin Covid-19 nhanh chóng và chính xác nhất. Mọi thông tin về cơ sở VNVC, các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc được cập nhật địa chỉ chính xác cài đặt trên Google Map trực tiếp trên AiHealth.
Liên hệ tổng đài 1900 6487 để được giải đáp chi tiết và hỗ trợ mọi thắc mắc nhé.
Hỏi đáp: Khi nào người dân được đăng ký tiêm vắc xin COVID-19?
Hỏi: Tỉ lệ tử vong khi tiêm vắc xin cao hay không, nếu người có sức khỏe bình thường thì nguy cơ tử vong có hay không? Hiệu quả vắc xin đến mức độ nào?
- Trả lời: Cũng như sử dụng thuốc hay các loại vắc xin khác, vắc xin COVID-19 có thể có phản ứng không mong muốn bao gồm: phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hay tử vong.
- Trên thực tế, tại một số quốc gia triển khai vắc xin của AstraZeneca cũng có ghi nhận phản ứng phản vệ sau tiêm chủng như tại Anh, Brazil, Hàn Quốc… Tuy nhiên, vắc xin mới triển khai nên tỉ lệ phản ứng trên 1 triệu liều vắc xin chưa được thống kê đầy đủ. Vì vậy sau khi tiêm chủng, đối tượng tiêm chủng cần phải theo dõi để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng, hạn chế tối đa các tai biến nặng sau tiêm chủng, đặc biệt các đối tượng là người cao tuổi, người có các bệnh lý mạn tính kèm theo thì cần theo dõi sát sao hơn. Mỗi loại vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả bảo vệ phòng bệnh khác nhau.
- Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng COVID-19 sử dụng tại Việt nam hiện nay của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 62 đến 90%.
Hỏi: Tôi muốn đăng ký tiêm vắc xin tự trả tiền thì đăng ký ở đâu, chi phí bao nhiêu, chích loại vắc xin nào, bao lâu mới có?
- Trả lời: Ở những thời điểm nhất định, quý khách có thể theo dõi thông tin được cập nhật trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Hỏi: Tiêm vắc xin xong có được miễn dịch suốt đời không? Hay bao nhiêu lâu phải tiêm lại?
- Trả lời: Vắc xin phòng COVID-19 là một vắc xin mới, những số liệu về thời gian duy trì miễn dịch bảo vệ phòng COVID-19 đang được theo dõi và đánh giá.
Hỏi: Người dân có được chọn loại vắc xin để tiêm không?
- Trả lời: Trong điều kiện có đủ vắc xin để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân và trong điều kiện có nhiều loại vắc xin được nhập về Việt Nam, thì người dân có thể chọn vắc xin khi tiêm dịch vụ.
Hỏi: Có loại vắc xin nào cho người dưới 18 tuổi không?
- Trả lời: Hiện nay vắc xin phòng COVID-19 sử dụng tại Việt Nam là vắc xin của AstraZeneca chỉ định cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Hỏi: Trong trường hợp người có bệnh lý nền (ung thư vú), vẫn đang uống thuốc điều trị hàng ngày (novadex 20g), 39 tuổi có sức khỏe ổn định thì cần chú ý gì khi tiêm vắc xin COVID không?
- Trả lời: Khi đi tiêm chủng, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình sức khỏe của bạn (tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng, thuốc đang sử dụng, tình hình sức khỏe hiện tại…) cho cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng có chỉ định tiêm chủng phù hợp và tư vấn theo dõi sau tiêm chủng cụ thể cho bạn.
Hỏi: Thời điểm nào người dân được đăng ký tiêm vắc xin? Cách đăng ký như thế nào? Giá bao nhiêu tiền một liều và hiệu quả phòng bệnh trong bao lâu?
- Trả lời: Hiện nay theo chỉ đạo của chính phủ và Bộ Y tế, 30 triệu liều vắc xin dự định sẽ về Việt Nam. Số lượng vắc xin sẽ được tiêm theo chỉ đạo của chính phủ và Bộ Y tế, do vậy hiện nay VNCC chưa có giá cho loại vắc xin này.
Hỏi: Người mắc bệnh nền khi tiêm vắc xin COVID-19 thì có phản ứng nghiêm trọng không?
- Trả lời: Cũng như sử dụng thuốc hay các loại vắc xin khác, vắc xin COVID-19 có thể có phản ứng không mong muốn sau khi tiêm chủng bao gồm: phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hay tử vong cho dù là người khỏe mạnh hay người có sẵn các bệnh nền.
- Trên thực tế, tại một số quốc gia triển khai vắc xin của AstraZeneca cũng có ghi nhận phản ứng phản vệ sau tiêm chủng như tại Anh, Brazil, Hàn Quốc… Tuy nhiên, vắc xin mới triển khai nên tỉ lệ phản ứng trên 1 triệu liều vắc xin chưa được thống kê đầy đủ.
- Đối với những người có bệnh nền khi đi tiêm chủng cần lưu ý cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình sức khỏe của bạn (tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng, thuốc đang sử dụng, tình hình sức khỏe hiện tại…) cho cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng có chỉ định tiêm chủng phù hợp và tư vấn theo dõi sau tiêm chủng cụ thể.
Hỏi: Hiệu lực của vaccine AstraZeneca ra sao ạ?
- Trả lời: Theo thông tin từ nhà sản xuất thì hiệu lực bảo vệ của vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là 82% sau khi tiêm đủ 2 mũi theo phác đồ. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh và làm giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Hỏi: Mũi tiêm cho một người có giá bao nhiêu? Và khi nào thì người dân mới được tiêm? Liệu vắc xin này có hiệu quả không ạ?
- Trả lời: Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được triển khai tiêm chủng miễn phí cho các nhóm đối tượng và địa bàn ưu tiên theo nghị quyết của Chính phủ bắt đầu từ ngày 8-3-2021. Việc triển khai tiêm chủng sẽ diễn ra từng đợt tùy theo tình hình cung ứng vắc xin.
- Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 62 đến 90%. Như vậy không có nghĩa là tiêm đủ 2 mũi vắc xin là chắc chắn 100% khả năng phòng bệnh COVID-19. Ngoài việc tiêm vắc xin, chúng ta vẫn cần tuân thủ các hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Hỏi: Tiêm đủ 2 mũi thì được bảo vệ trong bao lâu? Khi nào cần tiêm nhắc lại?
- Trả lời: Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm chủng 2 liều cho mỗi đối tượng. Đây là vắc xin mới, dữ liệu về thời gian duy trì miễn dịch phòng COVID-19 đang được đánh giá nên chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại ngoài 2 liều nêu trên.
Hỏi: Vắc xin có những tác dụng phụ nào? Có tác dụng phòng COVID-19 trong thời gian bao lâu?
- Trả lời: Theo thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới ngày 23-2-2021 sau tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca các phản ứng thường gặp với tỉ lệ >10% như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khơp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C.
- Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm từ 1 đến dưới 10 %, tuy nhiên các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp được báo cáo theo kết quả thử nghiệm lâm sàng ở Brazil, Nam Phi, Anh thì tỉ lệ phản ứng còn có thể cao hơn.
- Vắc xin phòng COVID-19 là một vắc xin mới, những số liệu về thời gian duy trì miễn dịch bảo vệ phòng COVID-19 đang được theo dõi và đánh giá.
Hỏi: Tiêm vắc xin này có nguy hiểm gì với các đối tượng và lứa tuổi nào không?
- Trả lời: Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm chủng cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin cũng được khuyến cáo sử dụng cho các nhóm đối tượng từ 65 tuổi trở lên, nhóm người mắc bệnh nền…
- Trước khi tiêm chủng người dân cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sức khỏe của bản thân để cán bộ y tế khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng phù hợp.
Hỏi: Đối tượng là du học sinh hay người có nhu cầu xuất cảnh thì lúc nào mới được tiêm vắc xin, và đăng ký lịch hẹn ở đâu?
- Trả lời: Theo nghị quyết của Chính Phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế vắc xin phòng COVID-19 được ưu tiên chủng chủng miễn phí cho các nhóm đối tượng là : Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…; Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; Người sinh sống tại các vùng có dịch; Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài. Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
- Ngoài nhóm đối tượng ưu tiên kể trên, Chính phủ khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả phí tiêm chủng.
- Hiện tại, do nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế nên việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng khác Bộ Y tế, chính quyền địa phương sẽ có hướng dẫn cụ thể sẽ căn cứ vào khả năng cung ứng vắc xin.
Hỏi: Tôi có nhu cầu tiêm vắc xin trong tháng 3 này để đi công tác dài ngày tại Tây Phi, xin hỏi điều kiện và địa chỉ tiêm ngừa?
- Trả lời: Trong đợt tiêm chủng đầu tiên, vắc xin được triển khai tại 13 tỉnh/TP hiện đang có dịch và vắc xin sẽ được ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); Quân đội; Công an…
Hỏi: Người dân có nhu cầu tiêm vacxin sẽ được thực hiện khi nào?
- Trả lời: Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được triển khai tiêm chủng miễn phí cho các nhóm đối tượng và địa bàn ưu tiên theo nghị quyết của Chính phủ bắt đầu từ ngày 8-3-2021. Việc triển khai tiêm chủng sẽ diễn ra từng đợt tùy theo tình hình cung ứng vắc xin.
Hỏi: Có lưu ý gì với những người sắp tiêm COVID-19? Có nhất thiết phải trong tình trạng sức khỏe tốt không? Ví dụ đang bị cảm cúm, mệt mỏi có nên tiêm không?
- Trả lời: Tại thời điểm khám sàng lọc trước tiêm chủng, các bác sĩ sẽ quyết định người tiêm chủng có đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành tiêm chủng hay không.
Nguồn tham khảo:
– http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/khi-nao-nguoi-dan-duoc-dang-ky-tiem-vac-xin-covid-19.html